An Giang Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Kỹ Thuật Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Thủy Sản

Thời gian qua, một trong những thành tựu của ngành khoa học công nghệ là đã tổ chức triển khai nhiều đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản như nghiên cứu sinh sản nhân tạo giống thủy sản, hoàn thiện các quy trình nuôi các đối tượng thủy sản khác nhau... theo hướng công nghệ cao, như: Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh tăng vụ trên nền đất trồng lúa huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang”; “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực chuyển giới tính trong ao đất tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang”; “Xây dựng mô hình và sản xuất thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa nâng cao năng suất và lợi nhuận ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang”; “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá trê vàng Clarias macrocephalus”...
Cụ thể: Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực chuyển giới tính trong ao đất tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” do Trung tâm Giống thủy sản An Giang chủ trì. Dự án đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho người dân, giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn, tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích nuôi do giá trị sản phẩm cao hơn giúp tăng thu nhập cho nông dân.
Ngoài ra, mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực thương phẩm trong ao đất tận dụng các ao nuôi cá tra thương phẩm bỏ trống góp phần khai thác tối đa tiềm năng mặt nước và tạo ra vùng nguyên liệu tôm càng xanh thương phẩm cung cấp ổn định quanh năm cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và hướng đến thị trường xuất khẩu.
Giải quyết được việc nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào mùa vụ sản xuất như hiện nay (đối với mô hình nuôi tôm ruộng lúa); sau 07 tháng nuôi trọng lượng tôm càng xanh toàn đực bình quân 50 gram/con (chiếm 60 - 70%), tỷ lệ sống từ 30 - 40%, tỷ lệ tôm vượt đàn > 50 gram/con (5 -10 %), năng suất tôm càng xanh đạt trên 2 - 2,5 tấn/ha.
Dự án “Xây dựng mô hình và sản xuất thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa nâng cao năng suất và lợi nhuận ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang” do trường Đại học Cần Thơ thực hiện: Dự án đã ứng dụng tốt các giải pháp công nghệ tác động nhằm cải thiện chất lượng nước và sức sản xuất sinh học từ hệ thống nuôi, góp phần nâng cao tỷ lệ sống, tăng trưởng, năng suất và hiệu quả lợi nhuận cho người nông dân. Đến nay giải pháp công nghệ này đã được nhiều hộ dân áp dụng vào sản xuất.
Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh tăng vụ trên nền đất trồng lúa tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang” do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì thực hiện: Dự án nhằm mục tiêu xây dựng và vận hành thành công mô hình “2 vụ tôm - 1 vụ lúa hay 2 vụ tôm - 1 vụ màu” với sản lượng 2.000 kg/ha/năm, lợi nhuận ≥ 150 triệu đồng/ha/năm (với giá tôm càng xanh 170.000 đồng/kg). Kết quả của dự án sẽ xây dựng hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa (2 vụ tôm - 1 vụ lúa).
Qua những nghiên cứu này bước đầu đã nghiên cứu hoàn thiện được 02 quy trình nuôi tôm càng xanh; 01 quy trình phòng và trị bệnh trên lươn; 01 quy trình sinh sản nhân tạo cá rô biến... đã tạo ra được góp phần làm đa dạng hóa đối tượng nuôi, vùng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh, tạo cơ sở, nền tảng cho việc chủ động nguồn cung cấp giống thủy sản có giá trị và đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện Nghị quyết số 09 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Huyện ủy Lang Chánh đã đề ra nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững, trong đó có việc ban hành Nghị quyết số 15 về “Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020”.

Cuối tháng 10-2014, kim ngạch xuất khẩu tiêu đạt 1,1 tỷ USD và lần đầu tiên hồ tiêu gia nhập “Câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD” của Việt Nam. Với kim ngạch xuất khẩu ấn tượng này, tiêu Việt Nam đang thuộc nhóm các mặt hàng có vị thế cao trên thị trường thế giới.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp đã khuyến khích và tạo điều kiện cho các DN, hộ sản xuất xây dựng và đưa vào sản xuất các trại giống chất lượng cao như vịt siêu thịt ở huyện Châu Đức, gà lông màu tại 3 huyện Châu Đức, Tân Thành và Xuyên Mộc, phối hợp với các cơ quan, tổ chức triển khai nhiều lớp tập huấn, giới thiệu kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi, vật nuôi chất lượng cao có thị trường lớn cho người dân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Theo kế hoạch sản xuất rau xanh vụ Đông-Xuân 2014-2015, BR-VT sẽ xuống giống hơn 2.000ha rau các loại. Trong đó có khoảng 1.000ha rau phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Với diện tích rau khá lớn trong dịp Tết, ngành nông nghiệp đưa ra nhận định nguồn cung rau sẽ dồi dào và phải cạnh tranh mạnh mẽ với nguồn rau từ các địa phương khác đổ về.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, 2 loại trái cây phục vụ Tết Nguyên đán Ất Mùi-2015 được trồng nhiều trên địa bàn tỉnh là bưởi da xanhvà quýt đường đều thất thu. Trong đó, sản lượng quýt dự kiến giảm 50% do diện tích trồng quýt đã giảm mạnh, bưởi giảm 30-40% do sâu bệnh làm rụng trái non.