Tiềm Năng Cho Cá Tra Việt Tại Canađa

Với xu thế tiêu dùng sản phẩm thủy sản tăng cao, dự báo thị trường Canada ngày càng có nhu cầu cao về nhập khẩu các sản phẩm như cá tra, tôm. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội mở rộng thị phần cũng như tìm kiếm thêm thị trường, không quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ, EU hay Nhật Bản.
Số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy, xuất khẩu cá tra sang Canađa từ 1/1/2014 đến 15/9/2014 đạt giá trị 28,9 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2013. Cá tra Việt Nam hiện là mặt hàng được nhập khẩu và tiêu thụ nhiều nhất trong nhóm hàng phile cá thịt trắng đông lạnh được nhập khẩu vào thị trường này.
Giá xuất khẩu phile cá tra đông lạnh Việt Nam Canađa cũng tăng cao hơn năm ngoái tạo niềm tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh đó, cho thấy Canađa có nhu cầu cao về một số mặt hàng cá tuyết của Việt Nam như cá tuyết haddock và cá tuyết cod khi giá trị xuất khẩu của Việt Nam với các mặt hàng này hiện đứng ở vị trí thứ hai.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Canađa, đây là thị trường tự do có phong cách tiêu dùng tương đồng với thị trường Mỹ nên cơ hội tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng thủy sản nói chung và cá tra nói riêng rất lớn, bởi thị trường này không quá khắt khe như Mỹ.
Đối với người tiêu dùng Canađa, dinh dưỡng, độ an toàn, tính tiện lợi và tính bền vững là những tiêu chí hàng đầu đánh giá chất lượng thủy sản, nhất là với thủy sản đông lanh. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm chất lượng cao.
Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường tiềm năng này, các nhà xuất khẩu không những phải nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh mà cần có chiến lược tiếp thị bài bản. Đặc biệt lưu ý đến nhãn mác hàng hóa, thời gian và điều kiện giao hàng, giá cả, khả năng cung ứng hàng.
Ở khía cạnh khác, ông David Devine- Đại sứ Canađa tại Việt Nam- cho hay: Với kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 500 tỷ USD mỗi năm, Canađa cũng là một thị trường cạnh tranh hết sức khốc liệt. Các nhà xuất khẩu Việt Nam cần lưu ý dù xảy ra một thất bại nhỏ, người mua hàng cũng sẽ nhanh chóng chuyển sang nhà cung cấp khác.
Các sản phẩm tươi và đông lạnh như cá tra, tôm đang được người tiêu dùng Canađa ưa chuộng hơn nhưng họ cũng tương đối khắt khe về chất lượng do tiêu chuẩn sống cao. Xây dựng lòng tin với khách hàng về sản phẩm cá tra, sản phẩm tôm Việt chất lượng, đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thực phẩm được coi là yếu tố quan trọng trong quá trình doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường Canađa.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân trồng hành tỏi Lý Sơn đang bức xúc vì thương hiệu hành tỏi Lý Sơn bị lợi dụng để tiêu thụ tại thị trường Hà Nội với giá cao.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 89/2015/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 89) sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản (Nghị định 67) để phù hợp hơn với thực tế.

Tuần qua, đoàn công tác thuộc dự án JICA và TP.Minamiboso (Nhật Bản) do ông Fumio Kato dẫn đầu đã có chuyến khảo sát đánh giá các hạng mục do dự án tài trợ cho Quảng Nam từ năm 2011 đến nay. Chuyến đi này đồng thời mở ra những kỳ vọng mới trong thời gian tới.

Làng Măng Lùng thuộc thôn 2 xã Trà Linh (Nam Trà My), theo tiếng Xê Đăng có nghĩa là sương mù. Ở độ cao hơn 1.000m trên sườn núi Ngọc Linh nhưng cuộc sống của người Xê Đăng nơi đây không còn nghèo đói là nhờ trồng sâm Ngọc Linh.

Quảng Nam chủ trương sắp xếp, đổi mới các lâm trường quốc doanh nhiều năm nay, song còn đó những bất cập trong quản lý, phát triển tài nguyên rừng.