Mở rộng diện tích áp dụng VietGAP cho chôm chôm và nhãn Tiền Giang

ở xã Tân Phong và 50 ha nhãn (15,03 ha đã chứng nhận và 34,97 ha mở rộng) ở xã Nhị Quí, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; đồng thời hoàn thiện quy trình sản xuất chôm chôm, nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP; Viện Cây ăn quả miền Nam chủ trì thực hiện dự án "Mở rộng diện tích áp dụng VietGAP cho sản phẩm chôm chôm và nhãn ở Cai Lậy, Tiền Giang", dự án do TS. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng chủ nhiệm.
Sau hơn 3 năm thực hiện, dự án đã đạt được các nội dung và mục tiêu ban đầu đề ra, cụ thể như sau: Tổ hợp tác (THT) sản xuất chôm chôm Tân Phong đã bổ sung mở rộng diện tích áp dụng VietGAP được 54,92 ha, với 80 tổ viên tham gia liên kết sản xuất (vượt hơn kế hoạch ban đầu 4,92 ha).
Tổ hợp tác sản xuất nhãn Nhị Quí đã bổ sung mở rộng diện tích áp dụng VietGAP thành 50,50 ha, với 97 tổ viên tham gia liên kết sản xuất (vượt hơn kế hoạch ban đầu 0,5 ha).
Hai mô hình sản xuất chôm chôm và nhãn đều đạt chứng nhận sản phẩm được sản xuất phù hợp VietGAP tại Việt Nam (Mã chứng nhận THT chôm chôm Tân Phong: VietGAP-TT-12-03-82-0005 và Mã chứng nhận của THT nhãn Nhị Quí: VietGAP-TT-12-03-82-0004 có hiệu lực từ ngày 14/2/2015 - 13/02/2017.
Hoàn thiện quy trình sản xuất (gồm kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật, thu hoạch và vận chuyển sản phẩm) chôm chôm, nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đã tổng hợp 03 quy trình kỹ thuật áp dụng hiệu quả vào sản xuất chôm chôm tại Tổ hợp tác chôm chôm Tân Phong và 03 quy trình kỹ thuật áp dụng hiệu quả vào sản xuất nhãn tại Tổ hợp tác nhãn Nhị Quí.
Tổ chức 02 lớp tập huấn về kiểm tra đánh giá nội bộ cho THT chôm chôm và THT nhãn; 10 lớp tập huấn cho nông dân về quy trình thực hành nông nghiệp tốt áp dụng trên chôm chôm và nhãn. Ngoài ra, cơ quan Kiểm dịch thực vật Hoa Kỳ đã đồng ý cấp mã vùng (Code) nhãn của THT Nhãn VietGAP Nhị Quí liên kết với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu.
Có thể bạn quan tâm

Đây là sản phẩm mới của vùng đất đầu nguồn, xuất xứ từ mô hình “cải tạo vườn tạp và trồng cây ăn quả” của ông Trịnh Thanh Trà (khóm Long Thạnh B, phường Long Thạnh) được hội viên, nông dân các xã, phường ở thị xã Tân Châu (An Giang) đánh giá cao từ nhiều năm nay. Bởi lẽ, bưởi da xanh, ruột hồng là loại “trái cây có múi” nổi tiếng...

Vụ lúa hè thu năm 2014, huyện Vĩnh Thạnh xuống giống hơn 25.000 ha, đến nay thu hoạch được gần 80% diện tích với năng suất bình quân 5,5 tấn/ha. Nhờ chủ động chọn giống lúa chất lượng cao, năng suất lúa tốt, giá bán ổn định nên hầu hết bà con nông dân đều có lãi.

Xã Phước An ( huyện Nhơn Trạch) từ lâu đã nổi tiếng về nguồn thủy sản nước lợ phong phú với nhiều loài được xem là đặc sản, như: tôm sú, cua xanh, bạch tuộc, cá nâu, cá hường…

Nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bạc Liêu, không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế, mà còn giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Thế nhưng, khoảng 16.000ha tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh của tỉnh vẫn trong tình trạng “đói điện”.

Hôm nay (1-8), Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 20/CT-TTg về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất.