Mở Rộng Các Hình Thức Liên Kết Tiêu Thụ Sản Phẩm Hoa Màu

Năm 2013, toàn tỉnh Đồng Tháp có trên 30.100ha diện tích gieo trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày (vụ đông xuân hơn 8.800ha, vụ hè thu khoảng 15.500ha, còn lại là vụ thu đông), đạt 84% so với kế hoạch, giảm hơn 2.100ha so với năm 2012.
Trong năm, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất hoa màu tiếp tục được quan tâm. Cụ thể, thực hiện 7 mô hình trình diễn rau an toàn (RAT); 4 mô hình sản xuất RAT gắn với tiêu thụ và nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo lồng ghép trong các chương trình, dự án... Từ đó, nông dân đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng (bắp 7 tấn/ha, đậu nành 2,1 tấn/ha, rau muống lấy hạt 2,5 tấn/ha). Sản xuất RAT diện tích trên 150ha, đạt 83,5% kế hoạch nhưng hầu hết diện tích rau đều sản xuất nhỏ lẻ, chưa có liên kết sản xuất và tiêu thụ.
Mô hình sản xuất mè trên đất lúa, sản xuất ớt cay theo hướng an toàn, sản xuất đậu nành kết hợp với bao tiêu sản phẩm...bước đầu giúp nông dân làm quen với quy trình sản xuất mới. Đây là cơ sở để mở rộng diện tích sản xuất trong năm 2014. Nhiều vùng chuyên canh màu ở các huyện: Hồng Ngự, Thanh Bình, Lấp Vò, Châu Thành và Sa Đéc đã có dự án tiếp tục mở rộng diện tích, có tính thâm canh cao hơn và đang đầu tư nâng cấp hạ tầng. Một số địa phương đã quy hoạch chuyển đổi lúa sang hoa màu do trồng màu lợi nhuận cao hơn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014, diện tích hoa màu - cây công nghiệp ngắn ngày toàn tỉnh là gần 37.600 ha, tăng hơn 6.500ha so với năm 2013. Theo đó sẽ áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất cây hoa màu thông qua xây dựng các mô hình thí điểm, tiến đến nhân rộng đại trà ở các vùng sản xuất tập trung. Mở rộng các hình thức liên kết tiêu thụ sản phẩm hoa màu bằng cách liên kết các doanh nghiệp công ty chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi thủy sản. Ngoài ra, tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất như bờ bao chống lũ, gắn với giao thông nội đồng, hệ thống tưới tiêu cho vùng chuyên canh rau màu...
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, thời tiết rét đậm, rét hại thường xảy ra, làm ảnh hưởng tới đàn gia súc, gây thiệt hại cho nông dân trên địa bàn thành phố (Tp) Lào Cai. Để chủ động đối phó với thời tiết và rút kinh nghiệm từ những vụ rét trước, Tp. Lào Cai đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống đói, rét, dự trữ thức ăn cho đàn gia súc khi mùa đông về.

Có 4 điểm cần chú ý để phối trộn thức ăn TMR như phải cân thức ăn chính xác, thời gian trộn và trình tự đưa nguyên liệu thức ăn vào trộn. Có như vậy mới đảm bảo chất lượng thức ăn TMR đúng tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, phải thực hiện tốt việc quản lý thức ăn đã phối trộn cũng như cách thức cho ăn mới đảm bảo việc sử dụng thức ăn TMR hiệu quả.

Doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã quyết định giảm giá bán phẩm, sau nhiều lần giá xăng dầu lao dốc. Thế nhưng, các đại lý kinh doanh mặt hàng này vẫn quyết giữ giá bán, gây ảnh hưởng lớn đến người chăn nuôi.

Chiều ngày 2-1-2015, các trại nuôi gà ta ấp 7, xã Bình Sơn (huyện Long Thành - Đồng Nai) cho biết, khoảng 3 ngày nay, giá gà ta bán tại trại từ 58-68 ngàn đồng/kg, tăng gần 10 ngàn đồng/kg so với cách đây gần 1 tuần. Trong đó, gà trống khoảng 58-60 ngàn đồng/kg, gà mái 66-68 ngàn đồng/kg. Giá gà trong dịp tết dương lịch năm nay thấp hơn tết dương lịch 2014 khoảng 10 ngàn đồng/kg.

Trạm bảo vệ thực vật các huyện Phước Long, Hồng Dân, Vĩnh Lợi tổ chức ra quân phòng trừ rầy nâu, hướng dẫn nông dân phun thuốc trừ rầy theo phương pháp “4 đúng”. Sau khi phun xịt thuốc, bà con nên kiểm tra lại nhằm đảm bảo phòng trừ rầy nâu đạt hiệu quả, bảo vệ các trà lúa Tài nguyên và lúa trên đất lúa - tôm.