Mô Hình Trồng Dừa Xiêm Lùn Hiệu Quả Kinh Tế

Dừa xiêm lùn là loại cây trồng thích nghi với nhiều vùng đất, có sức sinh trưởng và phát triển mạnh, chống chịu với sâu bệnh tốt, ngoài ra còn tạo cảnh quang, bảo vệ môi trường, che chắn gió bão,... Ngoài ra, dừa hiện nay được xem là loại cây ăn quả có nhiều tiềm năng và triển vọng, đem lại hiệu quả kinh tế cao và lợi ích xã hội.
Chính vì thế, để đẩy mạnh hiệu quả kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới, Trạm Khuyến nông Bình Chánh - Bình Tân đã triển khai mô hình trồng Dừa xiêm lùn nhằm mang lại hiệu quả kinh tế vườn cho bà con trong vùng. Với tổng diện tích 2ha (05 hộ tham gia) tại các xã Tân Nhựt, Bình Lợi và Lê Minh Xuân. Trong đó, khuyến nông thành phố hỗ trợ 100% chi phí mua giống (315 cây) và 30% vật tư (phân bón, thuốc BVTV,...).
Sau 9 tháng trồng (từ 6/2012 – 4/2013) tại các hộ cho thấy: Áp dụng theo quy trình kỹ thuật do CBKT Trạm Khuyến nông Bình Chánh - Bình Tân hướng dẫn, cây sinh trưởng tốt, thích nghi với điều kiệu khí hậu và thổ nhưỡng địa phương, các đối tượng sâu bệnh không đáng kể, tỷ lệ sống đạt trên 90%.
Dự kiến sau thời gian xây dựng cơ bản khoảng 3 - 4 năm cây dừa có thể cho khoảng 120 trái/cây/năm với giá bán theo thời giá hiện nay trung bình tại vườn là 4.000 đ/trái, tổng doanh thu 302,4 triệu đồng/2 ha, sau khi trừ chi phí (phân bón, thuốc BVTV, công chăm sóc) nhà vườn đã có lợi nhuận. Từ năm thứ 6 trở đi cây cho trái ổn định, vì lúc này nhà vườn còn kinh doanh trái giống. Đây là mô hình cần nhân rộng trong tương lai, có thể hướng đến phát triển kết hợp du lịch sinh thái.
Ông Trần Văn Mười Thử, ấp 1 xã Lê Minh Xuân cho biết: Từ khi nhận giống tham gia mô hình áp dụng đúng theo khuyến cáo của CB Khuyến nông, cho thấy cây sinh trưởng tốt, ít bệnh, tỷ lệ sống cao. Đây là mô hình phù hợp, tuy những năm đầu chưa thu được lợi nhuận nhưng đảm bảo trong tương lai gần sẽ tạo ra nguồn lợi đáng kể góp phần nâng cao đời sống người dân và đặc biệt là tạo được cảnh quan, bảo vệ môi trường không khí trong lành.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh trên địa bàn xã Yên Trạch (Cao Lộc - Lạng Sơn). Đặc biệt, mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã mở ra cơ hội mới cho người dân, vừa đem lại lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

Đối với giống K95-156 đẻ nhánh khỏe, phát triển rất nhanh, lóng lớn và dài, chịu hạn tốt, năng suất trên 85 tấn/ha. Cả 2 giống mía trồng theo mô hình không tưới nước.

Nhờ nuôi ếch mà gia đình anh Lý Thường Tình cũng như nhiều hộ dân ở thôn Đức Long 2, xã An Nông (Triệu Sơn - Thanh Hóa) đã thoát nghèo, từng bước vươn lên khá - giàu.

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL: “Với diện tích sản xuất lúa giống năm 2013 của An Giang là 22.338 héc-ta, sản lượng lúa giống đưa ra thị trường cả nước 138.500 tấn, An Giang trở thành tỉnh đứng đầu về xã hội hóa giống lúa”.

Không ít người tò mò tìm đến xã Xuân Bảo (Cẩm Mỹ - Đồng Nai) để chiêm ngưỡng những cây bơ cho “trái vàng”. Bởi chỉ thu hoạch 2-3 cây bơ đã có thể mua được cả lượng vàng.