Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Tôm - Cua - Cá - Lúa Giúp Nông Dân Thoát Nghèo

Mô Hình Tôm - Cua - Cá - Lúa Giúp Nông Dân Thoát Nghèo
Ngày đăng: 29/08/2013

Hiện nay, mô hình kết hợp tôm - cua - cá - lúa được nông dân huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) áp dụng rộng rãi do hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất độc canh cây lúa. Theo đó, đời sống của nông dân được nâng lên, nhiều hộ có điều kiện mua sắm máy móc phục vụ sản xuất.

Theo đánh giá của Phòng NN&PTNN huyện Hồng Dân, từ khi thực hiện mô hình tôm - cua - cá - lúa, nhiều hộ đã vượt qua khó khăn và vươn lên khá giàu. Những nông dân áp dụng mô hình này hàng năm thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Điều đáng nói là nông dân có thu nhập ổn định quanh năm, chứ không như trước kia hết mùa lúa là xem như bị “đứt” nguồn thu nhập.

Ông Tăng Bình (ấp Cỏ Thum, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân) cho biết: “Lúc trước, gia đình tôi sản xuất theo hình thức độc canh cây lúa. Do đất ở đây nhiễm phèn nên lúa không đạt năng suất, đời sống rất khó khăn! Nhưng từ khi chuyển sang nuôi nuôi tôm - cua - cá kết hợp với trồng lúa thì gia đình tôi có của ăn, của để. Mỗi năm tôi làm 1 vụ lúa, đồng thời nuôi thêm tôm - cua - cá. Sau khi trừ chi phí, bình quân gia đình tôi thu lãi hơn 200 triệu đồng/năm”.

Nhờ phát huy thế mạnh đa canh, đa con trên cùng diện tích đất sản xuất mà đời sống người dân huyện Hồng Dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần. Kinh tế phát triển, người dân có điều kiện xây những ngôi nhà khang trang và mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Từ đó, góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và làm thay đổi diện mạo nông thôn.

Ông Trần Văn Hài (ấp Phước Hòa, xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân) phấn khởi nói: “Hiện tại, người dân ở đây sống thoải mái lắm! Nhờ mạnh dạn áp dụng mô hình sản xuất kết hợp mà nhiều gia đình có cuộc sống ổn định, thoát nghèo bền vững. Năm nay, tôi tiếp tục sản xuất theo mô hình kết hợp tôm - cua - cá - lúa. Bởi, mô hình này tiết kiệm được chi phí mà cho lợi nhuận kinh tế cao”.

Từ hiệu quả kinh tế mang lại của mô hình tôm - cua - cá - lúa, thiết nghĩ, địa phương và các ngành chức năng cần nhân rộng mô hình để nông dân áp dung.


Có thể bạn quan tâm

Cẩm Sơn có nhiều hầm biogas Cẩm Sơn có nhiều hầm biogas

Sau hơn 18 tháng triển khai thực hiện dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP), xã Cẩm Sơn (huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre) đã lắp đặt trên 200 công trình khí sinh học (hầm biogas).

07/11/2015
Thâm canh chè an toàn Thâm canh chè an toàn

Vừa qua, Sở NN-PTNT, Trung tâm Khuyến nông Hà Giang phối hợp với UBND huyện Xín Mần tổ chức tổng kết mô hình thâm canh cây chè theo tiêu chuẩn GAP tại xã Khuôn Lùng.

07/11/2015
Đồng loạt xin hỗ trợ Đồng loạt xin hỗ trợ

Theo thống kê chưa đầy đủ, tỉnh Hà Tĩnh hiện có trên 100.000 hộ chăn nuôi lợn có số lượng từ 5 con/lứa trở lên.

07/11/2015
Nuôi vịt xiêm Nuôi vịt xiêm

Vịt xiêm (ngan) là loài thủy cầm tương đối dễ nuôi hơn các loại vịt khác. Vịt xiêm ta (vịt bản địa) và vịt xiêm Pháp đều là giống vịt kháng bệnh tốt, tăng trưởng nhanh.

07/11/2015
Thâm canh hành củ Thâm canh hành củ

Cần thường xuyên giữ ẩm 70 - 80% độ ẩm đất, gió bấc hanh khô cần tưới nhiều, không tưới đẫm khi gió đông để hạn chế bệnh hại.

07/11/2015