Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thâm canh hành củ

Thâm canh hành củ
Ngày đăng: 07/11/2015

- Xử lý đất và lên luống: Nếu pH < 6,0 thì bón 10 - 15 kg vôi bột/sào; bón 5 - 7 kg vôi bột/sào (pH 6,0 - 6,5). Nếu pH > 6,5 thì không bón vôi.

- Luống trồng: Mặt luống rộng 1 m. Rãnh rộng 30 cm. Luống cao 30 - 35 cm.

- Giống: Mỗi sào hành cần 15 - 20 kg giống. Chọn củ chắc, đáy tròn, màu tím đậm, không bị nhiễm bệnh, rễ non chưa mọc, không bị giập nát. Bóc thành từng mũi (ánh hành).

- Xử lý củ giống: Nên xử lý bằng dung dịch thuốc Nativo 750 WG nồng độ 1% (3 gr/3 lít nước) + thuốc trừ vi khuẩn Kasumin 2L (1%) phun ướt đều cho hành giống trước khi trồng.

Hoặc xử lý củ giống bằng cách ngâm vào dung dịch Rovral 50 WP 2% + Kasumin 2 L (1%) trong thời gian 5 - 10 phút.

Xử lý cây con sau khi trồng để phòng trừ sâu bệnh hại: Pha 1 gói Nativo 750 WG (3g) + 1 gói Confidor 700 WG (1g) + Kasumin 2L (1%) cho 1 bình 12 lít phun 1,5 bình cho 1 sào Bắc bộ (360 m2).

Pha hỗn hợp thuốc để phun hoặc nhúng củ hành cho ướt đều, để ráo rồi cắt nhẹ từ đầu củ xuống và phần rễ khô ở gốc củ khoảng 0.5 cm.

- Lượng phân và cách bón: Phân hữu cơ hoai mục 7 - 8 tạ (hoặc 30 kg phân vi sinh); ure 8 - 9 kg; phân lân 25 - 30 kg; kali 7- 8 kg/sào. Chia làm 4 lần bón. Bón lót: 2 kg ure + 18 kg supe lân + 1 kg kali.

Bón đều trên luống, trộn kỹ với đất san phẳng hoặc bón đều mặt ruộng trước khi làm nhỏ đất lần cuối (không để củ tiếp xúc trực tiếp với phân).

Thúc lần 1 từ 10 - 15 ngày sau trồng: 2 kg ure + 3.5 kg supe lân + 1 kg kali.

Thúc lần 2 sau lần 1 từ 15 - 20 ngày: 4 kg ure + 5 kg supe lân + 2 kg kali.

Thúc lần 3 sau trồng 55 - 60 ngày: 1 kg ure + 3.5 kg supe lân + 3 kg kali.

Hành tỏi rất cần các vi lượng Cu, Bo, Mn. Nếu thấy ruộng hành phát triển kém, đầu lá khô hoặc cong queo thì dùng 1 gói phân vi lượng + 0,5 lạng kali trắng/bình 18 lít phun vào ngày hôm sau khi tưới thúc sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng phân và hạn chế cây bị các loại bệnh.

- Kỹ thuật trồng: Cắm múi hành thành 5 hàng dọc theo luống, hàng ngoài cách mép luống 5 - 7 cm. Khoảng cách hàng cách hàng 25 cm, cây cách cây 20 cm đảm bảo mật độ 4.500 - 5.000 củ/sào.

Ấn sâu múi hành xuống đất ngập 2/3 nhánh, sau đó dùng rơm, rạ phủ lên trên để giữ ẩm cho đất và hạn chế cỏ mọc (tốt nhất nên dùng rơm rạ cũ).

Dùng thuốc trừ cỏ Heco, Butanic… phun trước khi trồng, trước khi phun phải tưới ẩm mặt luống. Sau khi trồng và phủ rơm rạ xong, tưới đẫm nước trên mặt luống, tiếp tục tưới nước giữ ẩm đến khi cây mọc. Khi cây mọc 3 - 4 lá thật có thể tưới rãnh kết hợp với bón thúc.

* Lưu ý:

- Nên kết thúc bón phân sau trồng 50 - 60 ngày kết hợp với tỉa hành.

- Thường xuyên giữ ẩm 70 - 80% độ ẩm đất, gió bấc hanh khô cần tưới nhiều, không tưới đẫm khi gió đông để hạn chế bệnh hại.

- Thời kỳ sau trồng 70 ngày hành bắt đầu xuống củ, nếu gặp nhiệt độ cao thì hạn chế tưới nước để tránh cây sinh trưởng trở lại “hành bị rút ruột”. Bổ sung thêm kali trắng (0,5 lạng/bình, 1 tuần 1 lần) để giúp cây xuống củ thuận lợi và chống bệnh sương mai tốt hơn.


Có thể bạn quan tâm

Bất Cập Trong Chuyển Đổi Giống Mía Ở Hậu Giang Bất Cập Trong Chuyển Đổi Giống Mía Ở Hậu Giang

Là một trong những địa phương có diện tích trồng mía lớn nhất của huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), thời gian qua, lãnh đạo xã Tân Phước Hưng không ngừng vận động người dân chuyển đổi giống mía trong sản xuất, nhất là những giống mía cũ bằng giống mía mới có chất lượng nhằm hạn chế sâu bệnh, tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề chuyển đổi giống mía hiện vẫn còn nhiều bất cập.

28/02/2014
Sẽ Áp Dụng Công Nghệ Sơ Chế, Bảo Quản Hành Tím Sẽ Áp Dụng Công Nghệ Sơ Chế, Bảo Quản Hành Tím

Theo Ban Quản lý Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, trong năm 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh sẽ phối hợp với các viện, trường để nghiên cứu công nghệ sơ chế, tồn trữ hành tím hiệu quả để áp dụng.

28/02/2014
Ôm Nợ Vì Cao Su Ôm Nợ Vì Cao Su

Dù cao su vào chu kỳ khai thác nhưng giá xuống quá thấp, tiền bán mủ không đủ chi phí, người trồng cao su tại huyện Krông Nô (tỉnh Đăk Nông) phải chặt bỏ. Ân hận vì chạy theo phong trào trồng cao su một cách tự phát thì đã muộn…

28/02/2014
Giống Yếu Tố Hàng Đầu Trong Nuôi Tôm Giống Yếu Tố Hàng Đầu Trong Nuôi Tôm

Sau khi chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản đến nay, ở Cà Mau, một số nông dân nắm bắt kịp thời kỹ thuật nuôi tôm đã trở thành tỷ phú. Nhưng vẫn còn hàng ngàn gia đình lao đao, nợ nần, khốn khó... Nguyên nhân do đâu?

28/02/2014
Nuôi cá tra theo tiêu chuẩn VietGAP, nông dân chưa quan tâm Nuôi cá tra theo tiêu chuẩn VietGAP, nông dân chưa quan tâm

Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) phối hợp Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang vừa đến huyện Châu Phú và An Phú khảo sát tình hình nông dân đăng ký nuôi cá tra theo tiêu chuẩn VietGAP.

09/04/2015