Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Nai Mới Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô Hình Nuôi Nai Mới Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 20/01/2014

Thời gian qua, xã Phú Thuận B (huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao giúp nhiều nông dân thoát nghèo và làm giàu chính đáng như: mô hình nuôi cá lóc, nuôi bò, nuôi thỏ kết hợp nuôi cá... đặc biệt mô hình nuôi nai của ông Nguyễn Thành Nam cho lợi nhuận 40 - 50 triệu đồng từ bán nhung và nai giống.

Ông Nguyễn Thành Nam (SN 1970, ấp Phú Lợi A, xã Phú Thuận B) là nông dân cần cù, chịu thương, chịu khó. Với mong muốn phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, năm 2010, ông Nam mua nuôi thử nghiệm cặp nai (1 đực và 1 cái) 1 năm tuổi với giá 30 triệu đồng. Sau quá trình nuôi, hiện nay ông Nam đã có 4 con cái và 1 con đực phối giống. Ông Nam chia sẻ, so với bò, dê thì nai dễ nuôi hơn bởi nai ăn nhiều loại thức ăn khác nhau như cây chuối, cỏ, rau muống... là loại thức ăn dễ tìm ở các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Nai nuôi lấy nhung hoặc chuyển qua nuôi lấy thịt vẫn dễ hơn nuôi bò, thịt nai ăn không hôi nên thị trường phát triển hơn.

Ông Nam cho biết thêm, đối với Nai đực có thể mua con giống lúc 4 – 5 tháng tuổi (lúc nai đã thôi bú) với giá từ 15 - 20 triệu đồng/con. Nai 2 năm tuổi là có thể cho nhung, mỗi lần cắt lấy được khoảng từ 0,5 - 1kg và bán cho thương lái với giá 8 - 12 triệu đồng/kg; nếu chăm sóc tốt, mỗi năm cắt nhung 2 lần. Đối với nai cái, sau 8 đến 10 tháng sẽ chịu đực, mang thai và đẻ 1 con/lần; nai con 4 tháng tuổi là có thể bán giống tiếp tục.

Hiện nay có nhiều nơi tiêu thụ nhung và thịt nai như: TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, An Giang... Việc nuôi nai khá dễ dàng vì không tốn công, ít bệnh tật, thức ăn dễ tìm và cho lợi nhuận cao. Sau 1 năm nuôi nai, gia đình ông Nam đã thu về đủ số vốn đầu tư chuồng trại và con giống. Không những thế nai còn có thể bán thịt với giá từ 100.000 đến 120.000 đồng/kg. Với mô hình nuôi nai, mỗi năm gia đình có thể thu lợi nhuận từ 40 - 50 triệu đồng sau khi trừ các khoản chi phí.

Mô hình nuôi nai là một hướng đi mới cho ngành chăn nuôi huyện Hồng Ngự nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung, giúp giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho người dân nông thôn.


Có thể bạn quan tâm

ASC đã có tiêu chuẩn cho Tôm! ASC đã có tiêu chuẩn cho Tôm!

Tiêu chuẩn ASC Tôm được chuyển giao tới Hội đồng quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC)

10/07/2015
Thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm Thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm

Chiều qua (22/6), Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) và Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.

10/07/2015
Việt Nam thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm Việt Nam thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm

Chiều ngày 22/6, Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.

10/07/2015
Tiêu chuẩn ASC đối với ngành cá tra Việt Nam Tiêu chuẩn ASC đối với ngành cá tra Việt Nam

Qua hai thập niên, ngành cá tra Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này đã đặt ra nhiều thách thức. Để giải quyết điều này cần phải có những tiêu chuẩn thiết thực và đáng tin cậy.

10/07/2015
Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ASC Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ASC

Tiêu chuẩn ASC là tiêu chuẩn tự nguyện được ban hành bởi Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản ASC. Việc chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản nuôi có trách nhiệm. Hiện nay ASC đã xây dựng tiêu chuẩn áp dụng đối với cá tra/basa, cá rô phi.

10/07/2015