Giống Lúa OM 108-200 Được Đánh Giá Cao

Trung tâm Giống Cây trồng tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức Hội thảo đánh giá giống lúa vụ đông xuân năm 2013-2014 tại Trại giống cây trồng Long Phú, huyện Long Phú. Hội thảo đã thu hút gần 500 nông dân, cán bộ kỹ thuật ở Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Bạc Liêu…
Vụ đông xuân 2013-2014, Trại Giống cây trồng Long Phú trồng khảo nghiệm gần 60 giống lúa với diện tích trên 3ha. Sau khi được cán bộ kỹ thuật và các nhà khoa học giải đáp những thắc mắc về chu kỳ sinh trưởng, quy trình canh tác… của các loại giống lúa trồng khảo nghiệm, tham quan cánh đồng trồng khảo nghiệm, các đại biểu tham dự tiến hành bình chọn những giống lúa có năng suất cao, chống chịu được sâu bệnh, có hướng canh tác thích hợp tại địa phương.
Kết quả, giống lúa OM 108-200 được nông dân đánh giá cao và được bình chọn nhiều nhất vì có tính chịu mặn, thích hợp với các vụ trong năm, kháng được bệnh đạo ôn, thối cổ bông; cứng cây, nở bụi nhanh, bông chum to, tỷ lệ hạt chắc cao… cho phẩm chất gạo trong, mềm cơm, năng suất bình quân từ 7 -9 tấn/ha. Ngoài ra, các giống OM 9582, OM 3673, OM 189, OM 7167 cũng được bình chọn nhiều.
Có thể bạn quan tâm

Tại chợ Chắc Cà Đao (thị trấn An Châu, Châu Thành - An Giang) các tiểu thương bán cá rô đồng dính lưới 3 phân (cỡ khoảng 2 ngón tay/con), với giá 100.000 đồng/kg. Đây là loại cá rô được dân nghèo giăng lưới đánh bắt trong mùa nước nổi.

Nuôi cá rô đầu vuông là một trong những mô hình kinh tế mới của xã vùng cao Quảng Lợi (Đầm Hà, Quảng Ninh), thời gian qua với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quảng Ninh, Đoàn Thanh niên và Hội nghề cá huyện Đầm Hà, mô hình nuôi (bán thâm canh) cá rô đầu vuông thương phẩm đã được thực hiện thành công, mang hiệu quả kinh tế cao.

Vài năm trở lại đây, nhiều hộ nuôi tôm ở Lấp Vò (Đồng Tháp) lâm vào tình trạng thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp do thời tiết diễn biến bất thường, nguồn tôm giống bị thoái hóa.

Đó là anh Nguyễn Mộng Hùng, ở thôn Trà Sơn, xã Tây An (huyện Tây Sơn - Bình Định). Từ hoàn cảnh kinh tế khó khăn, anh Hùng đã vươn lên thoát nghèo nhờ nuôi gà. Trang trại của anh có diện tích 1 ha, nuôi trên 4.000 con gà, cùng hệ thống lò ấp. Anh Hùng nuôi gà theo kiểu bán công nghiệp, vừa nuôi chuồng vừa nuôi thả. Hệ thống chuồng nuôi được xây dựng quy mô, bài bản, có hệ thống chiếu sáng và cung cấp nước tự động, luôn duy trì nhiệt độ phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế dịch bệnh cho gà.

Sau thời gian nghêu chết hàng loạt trong những tháng đầu năm 2013, hiện nghêu nuôi ở vùng biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đang phát triển bình thường.