Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô hình nuôi lươn không bùn ở Cẩm Khê

Mô hình nuôi lươn không bùn ở Cẩm Khê
Ngày đăng: 05/06/2015

Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, mô hình còn góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Được Trung tâm khuyến nông tỉnh hỗ trợ về con giống, khoa học kĩ thuật; tận dụng phần đất quanh nhà có sẵn, gia đình ông Khải và chị Thủy thiết kế xây 20 bồn nổi trên mặt đất bằng gạch, kích thước 2m x 2,5m.

Mỗi bồn xi măng diện tích khoảng 5m2, thả nuôi khoảng 800 lươn giống, dưới đáy lót những tấm vỉ tre chồng lên nhau để lươn trú ẩn. Tất cả các bồn được thiết kế hệ thống thoát nước để xử lý hằng ngày. Ông  Khải cho biết: Lươn giống được chọn mua từ thành phố Hồ Chí Minh loại 40 con/kg mang về xử lý qua nước muối loãng để diệt mầm bệnh, sau đó thả nuôi. Thế mạnh của mô hình này là có thể quan sát được sự phát triển của lươn hàng ngày, kịp thời phát hiện và xử lý nếu lươn bị bệnh. Mỗi ngày, chỉ cần cho lươn ăn 1 lần, sau 2 giờ thì thay nước.

Thức ăn của lươn là phụ phẩm từ cá, ốc xay nhỏ trộn cám. Lươn phát triển nhanh, hầu như không bị bệnh. Nuôi mô hình này cũng nhàn hơn, không tốn nhiều nhân công chăm sóc, thu hoạch, đặc biệt rút ngắn thời gian nuôi nên tiết kiệm nhiều chi phí thức ăn, thuốc, nhân công.

Nếu so sánh giữa nuôi truyền thống và nuôi không bùn thì nuôi không bùn hiệu quả cao hơn nhiều. Mỗi lứa lươn nuôi chỉ mất từ 5-6 tháng, so với nuôi truyền thống từ 10-12 tháng, sau khi trừ chi phí, gia đình ông Khải và chị Thủy mỗi hộ cho thu lãi trên 100 triệu đồng. Ông Khải mong muốn được các cấp, các ngành, các nhà khoa học hướng dẫn kĩ thuật nuôi lươn sinh sản để cung  cấp con giống cho bà con tại địa phương, không phải đi xa mua con giống.

Mô hình nuôi lươn không bùn ở Cẩm Khê đã và đang mang lại  hiệu quả kinh tế cao và cung ứng sản phẩm lươn sạch cho thị trường, qua đó góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện.


Có thể bạn quan tâm

Gà lông xù thú cưng mới Gà lông xù thú cưng mới

Những ngày qua, dư luận trong và ngoài tỉnh không ngớt bàn tán xôn xao về giống gà lông xù có nguồn gốc từ Thái Lan được ông Nguyễn Tấn Đẹp (sinh năm 1950, ngụ ấp An Lợi, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) nhập về nuôi hơn 3 năm qua.

26/08/2015
Nuôi bồ câu Pháp theo hướng công nghiệp Nuôi bồ câu Pháp theo hướng công nghiệp

Nhiều hộ nông dân ở thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã bước đầu nuôi thành công giống bồ câu Pháp theo hướng công nghiệp. Đây là con vật nuôi mới chuyển đổi với nguồn vốn đầu tư không nhiều, nhưng lợi nhuận có chiều hướng tăng cao.

26/08/2015
Ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi Ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) có tốc độ phát triển tương đối nhanh. Nhiều dự án ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã tạo cơ hội cho nông dân phát triển chăn nuôi.

26/08/2015
Trang trại dưới chân núi Hoàng Giang Trang trại dưới chân núi Hoàng Giang

Dưới chân núi Hòn Giang thuộc thôn Thọ Lộc 2, xã Nhơn Thọ (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) có một trang trại tổng hợp của ông Nguyễn Thành Hay, rộng hàng chục hecta, kinh doanh theo mô hình vườn, chuồng, rừng (VCR), doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm.

26/08/2015
Chăn nuôi vịt biển thích ứng với biến đổi khí hậu Chăn nuôi vịt biển thích ứng với biến đổi khí hậu

Vịt biển là giống vịt mới, rất thích nghi với vùng nuôi ven biển. Đối với chăn nuôi vịt đòi hỏi phải đảm bảo nguồn nước trong quá trình phát triển của vịt, nếu như trước đây khi vào mùa khô thì nguồn nước ngọt trên các ao đìa không còn, vịt rất khó phát triển, do phần lớn là đất ngập mặn. Nhưng bây giờ, nuôi vịt biển vấn đề trên không còn là khó khăn đối với nông dân vùng ven biển.

26/08/2015