Mô Hình Nuôi Cá Chép Nhật Thương Phẩm, Hiệu Quả Kinh Tế Ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6 phần ngàn, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 6,5 - 8, nhiệt độ nước thích hợp: 25 – 30 C. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.
Mô hình được Trạm Khuyến nông Bình Chánh – Bình Tân thuộc Trung tâm Khuyến nông thành phố thực hiện tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, với quy mô: 10.000 m2/5 hộ, nuôi trong ao, vèo. Trong đó, Khuyến nông hỗ trợ 100% chi phí con giống (600.000 con) và 25% thức ăn công nghiệp (tương đương 7,5 triệu đồng). Sau 8 tháng nuôi (từ 08/2012 - 04/2013). Kết quả đạt được: Tỉ lệ sống đạt trên 51%. Năng suất: 15 tấn/ha, sản lượng cá ước đạt 307.200 con, cá có ngoại hình, màu sắc đẹp, với giá bán 2.500đ/con, các nông hộ lãi trên 300 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí (thức ăn, cải tạo ao, thuốc phòng bệnh…)
Ông Trần Hoài Bảo đại diện các hộ nuôi cho biết, mô hình có hiệu quả kinh tế và có khả năng nhân rộng, phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng và định hướng phát triển nông nghiệp của địa phương. Kiến nghị các Ban ngành đại phương quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông tiếp tục đầu tư xây dựng ao, hồ, con giống giúp nông dân mở rộng qui mô sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Số lượng cây xanh để trả lời câu hỏi này thực sự ngoài sức tưởng tượng của bất kỳ ai. Cây xanh luôn nhả khí oxy sau khi hoàn tất quá trình quang hợp dưới sự trợ giúp của ánh sáng mặt trời chất diệp lục, con người và các loài động vật cấp cao khác luôn cần khí oxy để duy trì sự sống.

Đó là chị Nguyễn Thị Thanh Nga, sinh năm 1957, ở ấp Hoà Thịnh, xã Hoà Bình Thạnh, huyện Châu Thành (An Giang). Theo hướng dẫn của hai nữ cán bộ huyện Châu Thành, chúng tôi men theo con đường đất cặp mương Ngươn xẻ dọc cánh đồng Hoà Bình Thạnh đang độ làm đòng. Hơn 15 phút sau, chúng tôi dừng lại trước một trang trại mọc sừng sững giữa cánh đồng lúa xanh bát ngát.

Giảm dần khai thác thủy sản ven bờ, phát triển vùng khơi đang là hướng đi chung của bà con ngư dân Hà Tĩnh. Những năm gần đây, khát vọng vươn khơi, bám biển của ngư dân đang được tiếp sức, hỗ trợ mạnh mẽ để nghề đánh bắt thủy sản không chỉ giúp ngư dân làm giàu mà còn góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Đang vào cao điểm thu hoạch sầu riêng nhưng những chủ vườn, thương lái đến mua sầu riêng ở huyện Krông Năng, Krông Pắk (Đắk Lắk) phải khóc ròng trước nạn côn đồ đến tận vườn để ép giá, thu tiền bảo kê, xin đểu, quậy phá...

Là người năng động, ham học hỏi, nông dân Nguyễn Quốc Thắng đã sang Nhật học hỏi kinh nghiệm trồng rau sạch. Hiện rau hữu cơ từ trang trại rộng 7 ha của anh giá cao gấp 4- 5 lần rau thông thường nhưng thị trường luôn khát hàng.