Mô Hình Ca Cao Xen Dừa Lợi Nhuận 83 Triệu Đồng/ha/năm

Bằng nguồn vốn Chương trình Khuyến nông - Khuyến ngư quốc gia, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (TTKNKN) hỗ trợ trình diễn mô hình trồng ca cao xen dừa tại huyện Càng Long và Cầu Kè (Trà Vinh) với 11.000 cây giống trồng trên diện tích 22ha.
Theo kỹ sư Thạch Sơn, cán bộ phòng Kỹ thuật TTKNKN: Ca cao trồng xen dừa hiện đã được 03 năm tuổi, cây sinh trưởng, phát triển tốt, cây đang cho trái khoảng 50%, số còn lại đang ra hoa... Ước năng suất năm thứ 03 đạt 7,5 - 10 tấn trái/ha, với giá bán trung bình 3.000 - 4.000 đồng/kg, lợi nhuận của mô hình khoảng 83 triệu đồng/ha/năm, trong đó lợi nhuận của cây ca cao khoảng 15 triệu đồng/ha/năm.
Từ khi triển khai thực hiện mô hình đến nay, TTKNKN đã tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân. Theo nhận xét của nhiều nông dân tham gia mô hình: Ca cao là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, không tốn nhiều phân thuốc hóa học như các loại cây trồng khác, nếu trồng đúng kỹ thuật, cây ca cao phát triển tốt, năng suất cao.
Mô hình trồng cây ca cao xen trong vườn dừa, cây vừa phát triển cho trái nhiều mà không làm hại vườn dừa, ngược lại còn làm tăng năng suất dừa nhờ được tăng độ phủ gốc và giúp đất tơi xốp.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 9 giai đoạn từ ngày 1/8/2011 đến 31/7/2012 (POR 9) đối với phi lê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Ngành thủy sản đặt mục tiêu đến năm 2020 đạt kim ngạch xuất khẩu từ 8-9 tỉ đô la Mỹ, đóng góp 30-35% tổng sản lượng nông nghiệp. Tuy vậy, ngành này vẫn đang đối diện với vấn đề tổn thất sau thu hoạch cao do khoa học công nghệ chưa cải tiến.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập, con bò sữa đang được người dân xã Bình Thạnh (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) lựa chọn. Có thể nói, con bò sữa đang mở hướng làm giàu cho người dân nơi đây, nhưng, để đàn bò phát triển bền vững thì còn nhiều khó khăn, thử thách.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, tính đến ngày 25.3, tổng diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng trên địa bàn tỉnh gần 613 ha; trong khi đó, vào tháng 1 và 2, diện tích mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng là 301,4 ha. Như vậy, chỉ trong một tháng đã có trên 300 ha mì bị rệp sáp bột hồng tấn công.

Những năm gần đây, ở ĐBSCL sản lượng các loại cây trồng hằng năm không ngừng gia tăng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của việc dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Tuy nhiên, nhiều hệ lụy từ việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phun xịt thuốc vô tội vạ, thậm chí cây trồng bệnh nhẹ cũng sử dụng thuốc độc hại: ruộng đồng bị đầu độc, sản phẩm kém an toàn...