Công Ty Bia Sài Gòn Trao Tặng Bò Cho Các Hộ Nghèo Huyện Thường Xuân

Vừa qua, Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (gọi tắt là Công ty Bia Sài Gòn) tiếp tục đồng hành cùng Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao tặng 4 con bò với giá trị khoảng 40 triệu đồng cho bà con nông dân tại huyện Thường Xuân.
Nhân dịp này, Công ty Bia Sài Gòn đã tài trợ cho đêm nhạc “Ngân hàng bò chung sức cùng đồng bào các huyện nghèo, xã biên giới xây dựng nông thôn mới” tại huyện Thường Xuân. Trong đêm nhạc đã có nhiều doanh nghiệp và cá nhân quyên góp, ủng hộ cho chương trình với tổng số tiền thu được là 203 triệu đồng. Số tiền trên đã được chuyển đến Hội Chữ thập đỏ huyện Thường Xuân.
Tinh thần chung tay với cộng đồng là một truyền thống, nét đẹp văn hóa của Công ty Bia Sài Gòn. Chương trình “Ngân hàng bò” là một trong những dự án ý nghĩa mà công ty đã và đang đồng hành với tư cách nhà tài trợ nhằm chia sẻ khó khăn với người nghèo trong cả nước.
Hàng năm, Công ty Bia Sài Gòn chi hơn 20 tỷ đồng từ quỹ an sinh xã hội và vận động cán bộ, công nhân viên tham gia đóng góp cho các hoạt động thiết thực vì cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm

Thương hiệu GlobalGAP (chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) như một tấm “thẻ thông hành” để bưởi Tân Triều (Vĩnh Cửu - Đồng Nai) xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, sau một thời gian sản xuất, người trồng bưởi đã đồng loạt bỏ thương hiệu này khiến “giấc mơ” xuất khẩu bưởi tan vỡ.

Vị ngon của bưởi da xanh đã chinh phục khẩu vị những người khó tính và có khả năng cạnh tranh trên thương trường khu vực và quốc tế. Chuẩn GlobalGAP trên bưởi da xanh phải chăng là “chiếc vé thông hành” cho hành trình vươn xa của loại trái cây này?

Với giá dưa cao “kỷ lục” tại ruộng vào khoảng 9.000 đến 11.000 đồng/kg, vụ dưa năm nay, nông dân tại huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) được mùa trúng đậm.

Giá dưa hấu loại 1 bán tại vườn ở xã Kiến Tường, Mộc Hóa, Long An ngày 16-1 là 13.500 đồng/kg, cao gấp sáu lần năm ngoái mùa Tết năm ngoái mà nguyên nhân là do người trồng dưa hấu năm ngoái bị lỗ nặng nên sau đó chuyển sang trồng thanh long, diện tích trồng dưa hấu giảm mạnh.

Năm 2014, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) phấn đấu mở rộng diện tích sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP lên 8.500 ha, tăng 1.000 ha so với năm 2013.