Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Miếng bánh mắc ca không lớn

Miếng bánh mắc ca không lớn
Ngày đăng: 06/09/2015

Hiện việc sản xuất mắc ca tập trung ở bảy quốc gia, gồm Úc, Nam Phi, Kenya, Mỹ, Malawi, Guatemala và Trung Quốc, chiếm tới 94-97% tổng sản lượng toàn cầu.

Theo thống kê của Liên hiệp quốc, tổng khối lượng mắc ca xuất khẩu trên thị trường thế giới (kể cả mắc ca nhân và mắc ca thô) năm 2007 là 36.600 tấn còn năm 2014 là 73.700 tấn; kim ngạch xuất khẩu, vì vậy, chỉ tăng từ 153 triệu đô la Mỹ lên gần 457 triệu đô la Mỹ.

Thị trường rất nhỏ này còn bị các “lái mắc ca” quốc tế, đặc biệt là Hồng Kông, buôn bán lòng vòng, làm cho khuếch đại lên.

Bảy quốc gia sản xuất mắc ca lớn nhất thế giới chiếm tới 94-97% tổng sản lượng toàn cầu nhưng tổng sản lượng này chỉ chiếm 67,1% tổng khối lượng xuất khẩu trong năm 2014; 57,7% trong năm 2011; 72,9% trong giai đoạn 2007-2014. Trong tổng khối lượng gần 46.000 tấn mắc ca thô xuất khẩu được biết trên thị trường thế giới trong năm 2014, các “lái mắc ca” Hồng Kông đã chiếm gần 18.000 tấn, trong khi khối lượng nhập khẩu của họ chỉ là gần 21.000 tấn. Tức là có tới 85,8% khối lượng mắc ca thô Hồng Kông nhập về để xuất kiếm lời.

Nếu như năm 2007 mới chỉ có 55 quốc gia nhập khẩu mắc ca, thì năm 2012 con số này đã tăng gần gấp đôi, đạt kỷ lục 103 thị trường. Tuy nhiên, năm thị trường nhập khẩu mắc ca lớn nhất năm 2013 gồm Hồng Kông, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Nhật Bản đã chiếm tới 78,6% kim ngạch nhập khẩu. 45 trong số 103 thị trường nhập khẩu nói trên có khối lượng nhập khẩu chỉ dưới một tấn.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy, giá “của lạ” mắc ca ở thị trường nước ta đã bị đẩy lên quá cao, và do vậy, đương nhiên “vẽ” ra triển vọng “ảo” nếu phát triển ồ ạt cây trồng này.

Một tờ báo trong nước cho biết, ở thời điểm trước Tết Nguyên đán vừa qua, “giá loại quả mắc ca khô, còn vỏ cứng, chưa nứt khoảng 300.000-350.000 đồng/ki lô gam; loại còn vỏ nhưng đã làm nứt giá 400.000 đồng/ki lô gam, còn nhân đã được tách vỏ giá dao động 900.000-1.400.000 đồng/ki lô gam”.

Trong khi đó, các số liệu thống kê của Liên hiệp quốc đã công bố cho tới thời điểm này cho thấy, giá xuất khẩu bình quân của hơn 98.000 tấn mắc ca thô (mã HS080261) trên thị trường thế giới trong ba năm gần đây chỉ là 4,1 đô la Mỹ/ki lô gam, tức là chỉ vào khoảng 90.000 đồng/ki lô gam, còn giá của hơn 63.000 tấn mắc ca nhân (mã HS080262) chỉ là 11,7 đô la Mỹ/ki lô gam, tức là chỉ chưa tới 260.000 đồng/ki lô gam.

Tính toán của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Hiệp hội Mắc ca Úc cũng cho thấy những con số gần tương tự, nhưng có độ dao động rất mạnh.

Số liệu thống kê (chưa đầy đủ) của Liên hiệp quốc cũng cho thấy trong năm 2014, trong khi khối lượng mắc ca thô xuất khẩu tăng vọt 45,3% thì giá đã “rơi tự do” 18,5% xuống chỉ còn 3,74 đô la Mỹ/ki lô gam; khối lượng mắc ca nhân xuất khẩu tăng vọt 29,4% thì giá cũng giảm 16% xuống chỉ còn 10,3 đô la Mỹ/ki lô gam.

Mắc ca cũng không thoát khỏi tình trạng thăng trầm chung của các loại thị trường nông sản, thậm chí có những mặt có vẻ còn nặng nề hơn. Do vậy, có lẽ phát triển chậm loại cây này, vừa làm vừa thăm dò thị trường là chủ trương phù hợp.


Có thể bạn quan tâm

Tăng thêm 300 ha qui hoạch trồng lúa Nàng Nhen Bảy Núi Tăng thêm 300 ha qui hoạch trồng lúa Nàng Nhen Bảy Núi

Lúa Nàng Nhen Bảy Núi (thường gọi Nàng Nhen) là một trong những giống lúa truyền thống đã có từ hàng trăm năm của người Khmer Bảy Núi (An Giang) vừa được quy hoạch trồng thêm trên 300 ha tại huyện Tịnh Biên.

31/07/2015
Bà Rịa Vũng Tàu mất mùa rau do mưa kéo dài Bà Rịa Vũng Tàu mất mùa rau do mưa kéo dài

Giá rau xanh tại các chợ tăng mạnh Liên tiếp những trận mưa to trong suốt tháng 7 vừa qua khiến một số vùng trồng rau lớn của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu bị dập nát, chậm lớn làm nguồn cung rau tại địa phương giảm, giá rau tăng từ 30 - 40% so với cách đây 1 tháng.

31/07/2015
Xuất hiện nhiều loại bệnh trên cây mì Xuất hiện nhiều loại bệnh trên cây mì

Với diện tích hơn 12.000 ha, mì là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện Krông Pa (Gia Lai) trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, do thời tiết diễn biến thất thường, một vài năm gần đây, trên cây mì liên tiếp xuất hiện nhiều loại sâu bệnh gây hại làm ảnh hưởng năng suất.

31/07/2015
Trồng nấm bào ngư, linh chi từ mạt cưa Trồng nấm bào ngư, linh chi từ mạt cưa

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học- Công nghệ) vừa chuyển giao kỹ thuật trồng nấm bào ngư và nấm linh chi cho nông dân với nguyên liệu chính sản xuất phôi nấm từ mạt cưa. Mô hình đã tạo sự quan tâm của rất nhiều nông dân, bởi ít tốn công và chi phí đầu tư.

31/07/2015
Thừa khoai lang xuất khẩu Thừa khoai lang xuất khẩu

Thời gian gần đây giá khoai lang xuất khẩu ở Vĩnh Long, Đồng Tháp, TP Cần Thơ… liên tục giảm khiến hàng loạt hộ bị lỗ.

31/07/2015