Mía tím bí đầu ra

Khác với mọi năm, đến nay tuy đã quá vụ thu hoạch chừng hơn 2 tháng, song nhiều ruộng mía tím ở các xã trên địa bàn huyện vùng cao Tân Lạc (Hòa Bình) vẫn chưa xuất bán được, vì ít thương lái hỏi mua.
Ngồi trong chiếc lều bán mía được dựng tạm ở cạnh Quốc lộ 6, anh Bùi Văn Mịch ở xóm Lồ, xã Phong Phú (Tân Lạc) vừa trò chuyện với chúng tôi vừa hướng ánh mắt ra đường hy vọng có người vào mua mía.
Không nén được nỗi buồn, anh Mịch chia sẻ: “Nhà tôi có hơn 3.000m2 trồng mía, năm trước bán giá 7.000 - 8.000đ/cây, thu được khoảng 30 triệu đồng.
Năm nay, không biết vì sao mía tiêu thụ chậm lắm, giá lại thấp, chỉ ở mức 4.000 - 5.000đ/cây mà cũng rất ít người hỏi. Nhà tôi gần đường còn chặt bán cho khách qua lại, chứ nhiều nhà ở sâu trong xóm đang lo không biết bán mía cho ai?”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, vụ mía năm 2014, diện tích trồng mía của huyện Tân Lạc vào khoảng 1890ha các loại. Trong đó riêng diện tích mía tím là trên 1.200ha, còn lại là diện tích mía trắng, mía đường.
Mía tím trồng tập trung ở một số xã như Phong Phú, Mỹ Hòa, Phú Vinh… Giá mía năm nay khá thất thường, thời điểm trước tết từ 6.000 - 7.000đ/cây, nhưng sau tết giá mía lại giảm mạnh, có thời điểm chỉ còn 1.500 - 2.000đ/cây, nhưng lượng thương lái thu mua cũng không nhiều.
Chị Đinh Thị Nhà, ở xã Phú Vinh cho biết, do giá thấp quá nên nhiều hộ vẫn chưa muốn bán, nhưng cây mía không thể để lâu quá được vì sẽ bị xốp, giảm lượng đường. Vì vậy, trước mắt người trồng mía ở Tân Lạc chỉ trông chờ vào thương lái với hy vọng thu được vốn đầu tư.
Thực tế cho thấy, vụ mía năm nay không chỉ ở Tân Lạc mà tại nhiều địa phương khác ở tỉnh Hòa Bình như Cao Phong, Lạc Sơn, Lương Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi…, việc tiêu thụ cũng đang gặp khó khăn. Có lẽ, cũng giống như nhiều loại nông sản khác, do trước đây mía tim được giá, nên người dân đua nhau mở rộng diện tích, dẫn đến thực trạng trên.
Có thể bạn quan tâm

Trồng rau trong mùa mưa thường bất lợi hơn trong mùa nắng do năng suất, chất lượng giảm mạnh vì thế mọi người cần bỏ túi kinh nghiêm trồng và chăm sóc rau mùa mưa lũ cho năng suất cao nhất.

Thời gian gần đây, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã rà soát và quản lý khá chặt chẽ vấn đề sử dụng chất cấm trong chăn nuôi heo. Tuy nhiên vì lợi nhuận, vẫn có một số hộ chăn nuôi sử dụng các chất cấm để tăng trọng cho heo, gây không ít khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước và gây ra tâm lý bất an cho người tiêu dùng

Ngành hàng vịt là 1 trong 5 ngành hàng được chọn phát triển trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp. Song đến nay, so với 4 ngành hàng còn lại thì ngành hàng này vẫn còn khá ì ạch, chưa phát huy được hết tiềm năng và lợi thế vốn có. Ngành nông nghiệp tỉnh đang tập trung nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn.

Từ đầu năm đến nay, giá heo hơi trên địa bàn tỉnh Bình Định liên tục giảm mạnh khiến người chăn nuôi thua lỗ. Theo khảo sát tại các địa phương có phong trào chăn nuôi phát triển mạnh như Hoài Ân, Tuy Phước, An Nhơn, Phù Cát, thời điểm này, giá heo hơi thương lái mua tại chuồng từ 3,4 - 3,7 triệu đồng/tạ; giảm từ 600 - 800 ngàn đồng/tạ so với cùng kỳ năm 2014. Với mức giá này, người chăn nuôi phải chịu lỗ từ 200 - 300 ngàn đồng/tạ thịt heo.

Hiện nay, giá trứng gia cầm ở các chợ trên địa bàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) tăng mạnh và hút hàng so với cách đây 1 tháng.