Máy Tưới Dưa Hấu Hiệu Suất Cao

Trong năm 2013, anh Nguyễn Văn Nhàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đã tự mài mò nghiên cứu chế tạo ra máy tưới nước cho rẫy dưa hấu, đem lại hiệu quả cao. Chiếc máy đơn giản nhưng có hiệu suất hoạt động tăng gấp 2 - 3 lần so với sức tưới rẫy của 1 công lao động, từ đó giúp nông dân đỡ vất vả hơn trong khâu tưới nước cho rẫy dưa của mình…
Việc trồng dưa hấu trên ruộng ở xã Lý Văn Lâm đã có từ trên 20 năm nay. Hầu hết người trồng dưa hấu nơi đây chủ yếu tưới nước cho dưa bằng thủ công, nghĩa là dùng gào múc nước tưới cho từng gốc dưa, vừa tốn hao sức khoẻ, hiệu suất tưới không cao. Từ khi có chiếc máy của anh Nguyễn Văn Nhàn chế tạo, các hộ trồng dưa hấu ít tốn công lao động hơn.
Anh Nguyễn Văn Nhàn cho biết:“Gần đây nguồn lao động ở địa phương rất hạn chế. Mình tạo ra máy tưới dưa, máy tưới 1 buổi được trên 10 công, bằng sức của 3 lao động”.
Chiếc máy tưới nước cho dưa rất đơn giản, bao gồm 1 mô-tơ bơm nước công suất nhỏ, loại dành cho bơm hồ cá cảnh, 1 bình ắc-quy, 4 phao lưới biển, 1 ống nhựa cỡ 27 mm và 2 vòi sen, tính tổng trị giá của chiếc máy khoảng 1,2 triệu đồng.
Trồng 10 công dưa hấu, nếu không có chiếc máy tưới thì ít nhất phải có thêm 2 người tưới dưa, anh Huỳnh Văn Nghị, ấp Bào Sơn, xã Lý Văn Lâm, cho biết: “Khi có máy tưới dưa thì thuận lợi hơn, chỉ mình tôi lo cho 10 công dưa, giảm công lao động, nhàn hơn, khoẻ hơn, nhưng vẫn đảm bảo vấn đề tưới tiêu cho dưa”.
Hiện nay, xã Lý Văn Lâm có trên 100 hộ chuyên trồng dưa hấu, việc tưới nước chỉ phụ thuộc vào sức lao động. Do đó, việc chế tạo ra chiếc máy tưới dưa của anh Nguyễn Văn Nhàn đã giúp người nông dân trồng dưa ít tốn công lao động hơn, chăm sóc dưa dễ dàng hơn.
Có thể bạn quan tâm

Theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, trong hơn ba năm qua, các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ đã đưa thêm 20.000ha vào trồng các loại cây ăn quả đặc sản, nâng tổng diện tích cây ăn quả đặc sản toàn vùng lên 83.000 ha, chiếm 29% diện tích cây ăn quả tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở Quảng Ngãi đã mạnh dạn đầu tư vườn trại để nuôi động vật hoang dã. Điều này không chỉ mang lại giá trị kinh tế, mà còn là cách để giảm áp lực việc săn bắt động vật hoang dã trong tự nhiên, bảo vệ nhiều loài động vật hoang dã trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011 - 2015 đã xác định, trong 5 năm tới, ngành Nông nghiệp vẫn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn được quan tâm khuyến khích đầu tư.

Ông Thọ cho biết, cá chạch lấu dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao nên đã đầu tư nuôi mỗi bè 2.000 con. Ông thả con giống loại 200 - 300 gram/con vào tháng 5 - 6 âm lịch và thu hoạch vào tháng 2 - 3 năm sau. Thức ăn chính của cá chạch lấu là cá, tép.

Thông tin từ Chi cục Thú y Tây Ninh cho biết, hiện mô hình nuôi gà công nghiệp với công nghệ khép kín đang phát triển nhanh chóng do hiệu quả chăn nuôi cao và một số lợi ích khác.