Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mất Mùa Thanh Trà

Mất Mùa Thanh Trà
Ngày đăng: 27/08/2013

Đến thời điềm này, các vườn thanh trà ở Thủy Bằng (Thừa Thiên Huế) đều bị mất mùa mà chưa tìm được lý do. Thiệt hại đối với mỗi hộ dân ước tính khoảng từ 20 - 50 triệu.

Vườn thanh trà của ông Phan Văn Hảo ở thôn cư Chánh II (xã Thủy Bằng) có hơn 50 gốc, năm nào cũng cho trái xum xuê, là một trong những điểm thu mua lớn của những lái buôn. Tuy nhiên năm nay, vườn thanh trà của ông Hảo chỉ cho ra hơn trên dưới 50 quả. Mặc dù trước đó, ông Hảo đã dùng nhiều biện pháp truyền thống để chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh như những năm trước.

Năm nay không biết vì lý do gì mà đa số các vườn thanh trà ở đây không hoa, không trái dù chúng tôi đã chăm bón theo quy trình kỹ thuật của phòng NN&PTNT, ông Hảo buồn rầu.

Trong số hơn 100 hộ trồng thanh trà ở xã Thủy Bằng, chỉ một vài hộ may mắn không bị mất trắng. Tuy nhiên đa số trái đều còi cọc hoặc chưa “chín tới” đã rụng. Theo nhiều người dân, chính đợt nắng hạn gay gắt vừa rồi làm cho thanh trà ra hoa nghịch thời vụ nên hoa bị rụng nhiều, tỷ lệ đậu quả rất thấp. Mặt khác, sâu cuốn lá, sâu đục lỗ, bệnh xì mủ (do nấm Phitopthora gây ra làm cho cây chảy mủ toàn thân) khiến quả kém phát triển. Cũng có người cho rằng, do năm vừa rồi không có lũ nên đất không có phù sa bù đắp, thiếu dinh dưỡng, dẫn đến mất mùa.

Ông Lê Bá Sơn (thôn Cư Chánh 2) cho hay: Vườn tôi tuy không mất trắng nhưng một phần do thời tiết, một phần do không lụt, đất ven sông không được bồi đắp phù sa dẫn đến thanh trà ra trái nhỏ, chất lượng thấp hơn nhiều so với mọi năm.

Toàn xã Thủy Bằng hiện có trên 100 hộ trồng thanh trà với diện tích 74 ha, tập trung ở các thôn vùng ven sông như Võ Xá, Tân Ba, Vỹ Dạ, Cư Chánh… trong đó có có 25 hộ với 5,5 ha được trao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể "Thanh trà Huế". Việc thanh trà mất mùa không chỉ gây thiệt hại kinh tế đối với mỗi hộ dân trồng thanh trà từ 20 - 50 triệu mà còn khiến thương hiệu “Thanh trà Huế” bị ảnh hưởng.

Trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp và các cơ quan hữu quan cần tìm ra nguyên nhân chính xác khiến thanh trà mất mùa để có phương án giúp bà con trồng thanh trà khắc phục, tránh cảnh trắng tay trong những vụ mùa tiếp theo.


Có thể bạn quan tâm

Luật Thú Y Gỡ Khó Cho Chăn Nuôi Luật Thú Y Gỡ Khó Cho Chăn Nuôi

Một số ý kiến cho rằng nên phân cấp thẩm quyền công bố dịch bệnh động vật cho Chủ tịch UBND huyện, xã nhằm đảm bảo tính linh hoạt trong phòng chống dịch bệnh bởi công tác chống dịch mà chờ đến hết “quy trình hành chính” để đến với Chủ tịch tỉnh là quá chậm, dịch có thể bùng phát nhanh gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi.

04/11/2014
Xã Ninh Phú Thua Lỗ Vì Tôm Xã Ninh Phú Thua Lỗ Vì Tôm

Những ngày này, về các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú tại xã Ninh Phú như: Hang Dơi, Tiên Du 1, Hội Phú Nam… đến đâu, chúng tôi cũng nghe nông dân than khi nói đến chuyện con tôm. Ông Võ Thanh Tuấn đến vùng Hang Dơi thuê khoảng 1ha để thả nuôi tôm thẻ chân trắng đã mấy năm nay.

04/11/2014
Giá Cá Tra Sẽ Tiếp Tục Ổn Định Trong Thời Điểm Cuối Năm Giá Cá Tra Sẽ Tiếp Tục Ổn Định Trong Thời Điểm Cuối Năm

Trong tháng 10, diện tích nuôi thả cá tra trên toàn tỉnh Đồng Tháp là 138ha, sản lượng thu hoạch 36 ngàn tấn, tương đương cùng kỳ năm trước. Hiện giá cá tra ở mức 23.000 - 23.500 đồng/kg đối với cá kích cỡ 0,7 - 0,8kg/con. Mức giá này tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với tháng trước và tương đương cùng kỳ năm trước.

04/11/2014
Doanh Nghiệp Thủy Sản Không Thu Mua Tôm Có Chứa Tạp Chất Doanh Nghiệp Thủy Sản Không Thu Mua Tôm Có Chứa Tạp Chất

Đầu tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 20 về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Tại tỉnh Cà Mau, tình trạng kinh doanh mặt hàng tôm có chứa tạp chất đã giảm đến 90% khi các công ty, xí nghiệp đồng loạt không thu mua các mặt hàng tôm chứa tạp chất.

04/11/2014
Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Cá Ngựa Và Rong Sụn Kết Hợp Ở Cam Ranh (Khánh Hòa) Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Cá Ngựa Và Rong Sụn Kết Hợp Ở Cam Ranh (Khánh Hòa)

Trong khi nhiều hộ nông dân còn đang loay hoay tìm kiếm mô hình sản xuất phù hợp thì không ít người đã tự tìm ra hướng đi mới, đem lại lợi nhuận kinh tế ổn định cho gia đình. Mô hình trồng rong sụn kết hợp với nuôi cá ngựa của nông dân Lê Văn Hoàng, ở phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) là một hướng mới.

04/11/2014