Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Cá Ngựa Và Rong Sụn Kết Hợp Ở Cam Ranh (Khánh Hòa)

Trong khi nhiều hộ nông dân còn đang loay hoay tìm kiếm mô hình sản xuất phù hợp thì không ít người đã tự tìm ra hướng đi mới, đem lại lợi nhuận kinh tế ổn định cho gia đình. Mô hình trồng rong sụn kết hợp với nuôi cá ngựa của nông dân Lê Văn Hoàng, ở phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) là một hướng mới.
Gia đình ông Lê Văn Hoàng, phường Cam Phúc Bắc, Tp Cam Ranh vốn gắn bó với nghề trồng rong sụn hàng chục năm nay. Sau mỗi lần trồng và thu hoạch rong, nhận thấy có nhiều con cá ngựa tự nhiên xuất hiện trên diện tích trồng rong của gia đình, ông Hoàng đã nảy ra ý tưởng thử nuôi cá ngựa kết hợp với trồng rong sụn.
Nghĩ là làm, năm 2013 ông Hoàng mạnh dạn đầu tư 15 triệu đồng để mua 1500 con cá ngựa về thả nuôi. Sau 2 tháng nuôi, số cá ngựa trên phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch. Với giá bán 80.000 đến 100.000 đồng/con (dài từ 12 đến 14 cm), năm đầu tiên ông Hoàng đã thu lãi được trên 60 triệu đồng từ nuôi cá ngựa.
Ông Lê Văn Hoàng chia sẻ lần đầu ông nuôi khoảng 1500 con, sau đó thất thoát chết khoảng 400 – 500 con, còn thu hoạch trên dưới ngàn con.
Bình quân bán cá ngựa từ 80.000 đến 100.000/con mà không có sản phẩm để bán. Cá ngựa không phải chăm sóc, còn rong sụn đúng vụ tháng 8, tháng 9 thì bệnh tật rất ít, còn trái vụ như tháng 2, 3, 4 thì hay bị bệnh sán lông, dân gian gọi là lông chó, hoặc là bị đốn thân nên qua tháng đó thì tạm thời ngưng trồng rong sụn.
Ngoài cá ngựa, mỗi năm gia đình ông Hoàng còn thu được khoảng 250 đến 300 triệu đồng từ trồng rong sụn. Theo ông Hoàng, cả rong sụn và cá ngựa đều trồng và chăm sóc rất đơn giản, không tốn tiền phân bón và thức ăn, chúng tự tìm nguồn dinh dưỡng và thức ăn trong nước biển để sinh trưởng và phát triển. 2 loài nuôi này cũng rất ít dịch bệnh.
Hiện nay, để trồng một sào rong sụn người dân phải đầu tư khoảng 40 triệu đồng; sau một tháng, cây rong bắt đầu cho thu hoạch khoảng 4,5 đến 5 tấn rong/ha. Giá bán ở mức 15.000 đồng/kg rong tươi và 30.000 đồng/kg rong khô. Bình quân một hecta người dân thu lãi khoảng trên 50 triệu đồng. Rong sụn được bắt đầu trồng từ tháng 8 âm lịch hàng năm và thu hoạch cho đến hết tháng 2 âm lịch năm sau.
Ông Trương Văn Sa Tăng - Chủ tịch Hội Nông dân phường Cam Phúc Bắc – TP Cam Ranh cho biết mô hình cá ngựa kết hợp với rong rụn được ông Hoàng phát hiện tình cờ, Hội nông dân thấy đây là việc làm đầy tính sáng tạo của bà con nông dân trong quá trình thực tiễn nuôi trồng và đúc kết. Riêng mô hình cá ngựa kết hợp rong sụn tham gia Hội thi Khoa học kỹ thuật năm 2013 được giải khuyến khích. Địa phương đánh giá rất cao về nội dung này vì nó giúp hộ nghèo cải thiện kinh tế.
Hiện nay, ngoài trồng rong sụn và nuôi cá ngựa kết hợp, ông Hoàng còn nuôi thêm sò. Cả 3 loài này đều sống hợp với nhau nên sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và hiệu quả cao. Điều đáng mừng là sản phẩm làm ra tiêu thụ thuận lợi, thậm chí không đủ hàng để cung cấp cho thị trường.
Đặc biệt mới đây, ông Hoàng đã ký được hợp đồng cung ứng rong sụn cho một công ty thu mua tại Ninh Thuận. Nhờ đó mà sản phẩm rong sụn của gia đình ông và những hộ dân trong vùng được tiêu thụ ổn định hơn, không bị tư thương ép giá như trước.
Có thể bạn quan tâm

Dù bài học về vụ nuôi cá sấu khiến cho nhiều người nông dân ở Cà Mau và Bạc Liêu trắng tay cách đây chưa lâu, nhưng trước tình trạng người dân Đồng bằng sông Cửu Long ồ ạt nuôi trở lại khiến cho ngành chức năng lo lắng cảnh cũ lại tái diễn.

Đến thời điểm này, nông dân tỉnh Hậu Giang đã thả nuôi thủy sản trên ruộng lúa được hơn 1.303ha, đạt gần 35% kế hoạch. Trong đó, cá - ruộng 1.299ha, tôm càng xanh - ruộng 4,4ha, tập trung ở các huyện: Phụng Hiệp, Long Mỹ, Châu Thành A, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh.

Sáu tháng đầu năm 2015, diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL ước đạt 5.795 ha, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của Bộ NN và PTNT, quý I và II, ngành nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do XK giảm, nắng nóng kéo dài gây dịch bệnh lên cá, đồng thời giá cá không ổn định khiến người nuôi cân nhắc kỹ hơn trước mỗi vụ nuôi. Do đó diện tích nuôi cá tra của một số địa phương có xu hướng giảm như: Hậu Giang (giảm 24,2%), Tiền Giang (giảm 26%), Bến Tre (giảm 23,9%).

Đó là câu chuyện thoát nghèo, làm giàu của anh Huỳnh Văn Tám ở ấp Tân An, xã Tân Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Anh Tám là một trong những gương nông dân sản xuất giỏi, sáng tạo được khen thưởng cấp tỉnh năm 2014. Từ một hộ nông dân diện nghèo, sau nhiều năm cần mẫn lao động, áp dụng kỹ thuật canh tác, nay anh đã có cơ ngơi ổn định và cuộc sống khá sung túc.
Lợi dụng việc nhiều nhà vườn đang săn tìm nhãn tím giống về trồng, nhiều thương lái mua cành chiết rồi bán lại với giá trên trời.