Malaysia Đã Thu Hồi Táo Nhập Khẩu Từ Mỹ Nhiễm Vi Khuẩn Chết Người

Thứ trưởng Bộ Y tế nước này cho biết nước này đã thu hồi 20.000 quả táo hiệu Gala và Granny Smith nhập khẩu từ Mỹ trị giá gần 25.700 USD.
Thứ trưởng Bộ Y tế Malaysia Hilmi Yahya cho biết nước này đã thu hồi 20.000 quả táo hiệu Gala và Granny Smith nhập khẩu từ Mỹ trị giá 82.000 RM (gần 25.700 USD) do lo ngại nhiễm vi khuẩn Listeria.
Phát biểu tại cuộc họp báo tại thị trấn Balik Pulau, bang Penang hôm 18/1, ông Hilmi Yahya cho biết cho đến nay, táo bị ảnh hưởng chỉ được phát hiện ở hai bang phía Đông Malaysia là Sabah và Sarawak.
Bộ Nông nghiệp Malaysia đã buộc phải hạn chế nhập khẩu những loại táo này sau khi nhận được thông báo từ Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) về sự cố nhiễm khuẩn làm 3 người tử vong và nhiều người ốm ở Mỹ và Canada.
Tại Mỹ, trong số những người bị nhiễm, có 31 ca phải nhập viện và ít nhất 3 người đã tử vong, 10 ca trong số đó đang mang thai và 1 ca bị sảy thai.
FDA phát hiện hai chủng vi khuẩn gây bệnh listeriosis tại một nhà máy chế biến táo ở California. Vi khuẩn này có thể gây sốt cao, nhức đầu dữ dội, cứng cổ, buồn nôn, và trong trường hợp nặng có thể tử vong.
Trong tuyên bố ra ngày 17/1, Tổng giám đốc Bộ Y tế Noor Hisham Abdullah cho biết, Bộ đã tiến hành kiểm tra táo nhập khẩu từ California tại tất cả các điểm nhập cảnh vào Malaysia.
Ông cho biết, Bộ đã xác định được hai nhà nhập khẩu các loại táo trên vào thị trường trong nước và đã chỉ thị hai cơ quan này thu hồi hai loại táo trên.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, tính đến ngày 25.3, tổng diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng trên địa bàn tỉnh gần 613 ha; trong khi đó, vào tháng 1 và 2, diện tích mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng là 301,4 ha. Như vậy, chỉ trong một tháng đã có trên 300 ha mì bị rệp sáp bột hồng tấn công.

Những năm gần đây, ở ĐBSCL sản lượng các loại cây trồng hằng năm không ngừng gia tăng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của việc dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Tuy nhiên, nhiều hệ lụy từ việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phun xịt thuốc vô tội vạ, thậm chí cây trồng bệnh nhẹ cũng sử dụng thuốc độc hại: ruộng đồng bị đầu độc, sản phẩm kém an toàn...

Những năm gần đây, mức độ thiệt hại mùa màng do chuột trên địa bàn tỉnh Nam Định ngày càng gia tăng do đàn chuột phát triển rất nhanh về số lượng. Ngoài việc gây hại đối với sản xuất nông nghiệp, kho tàng, chuột còn là đối tượng trung gian lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho cộng đồng.

Ngày 31/3, tại khóm Soài Côn, phường 2, thị xã Vĩnh Châu đã tổ chức lễ thành lập Hợp tác xã hành tím Vĩnh Châu. Đây là Hợp tác xã hành tím được thành lập đầu tiên trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu. Dự lễ có đại diện Ban Quản lý Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, đại diện các Sở ngành, Ủy ban thị xã Vĩnh Châu và những nông dân tham gia hợp tác xã.

Năm nay, khô hạn khắc nghiệt hơn hẳn mọi năm khiến sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn. Vừa qua, hàng trăm hécta mía ở xã Gia Canh, huyện Định Quán (Đồng Nai) cùng một vài nơi khác cháy rụi khiến nông dân càng bất an, lo lắng.