Sóc Trăng Thành Lập Hợp Tác Xã Hành Tím Vĩnh Châu

Ngày 31/3, tại khóm Soài Côn, phường 2, thị xã Vĩnh Châu đã tổ chức lễ thành lập Hợp tác xã hành tím Vĩnh Châu. Đây là Hợp tác xã hành tím được thành lập đầu tiên trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu. Dự lễ có đại diện Ban Quản lý Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, đại diện các Sở ngành, Ủy ban thị xã Vĩnh Châu và những nông dân tham gia hợp tác xã.
Việc thành lập Hợp tác xã hành tím đầu tiên trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu có ý nghĩa rất lớn đối với nông dân và ngành chức năng địa phương vì sẽ góp phần giải quyết được bài toán cung cầu và giá cả đã tồn tại nhiều năm qua, giúp cho người nông dân yên tâm sản xuất và có thể làm giàu được với nông sản chủ lực của địa phương mình.
Đây cũng là bước đi tất yếu để thực hiện hiệu quả nâng cấp chuỗi giá trị từ cây hành tím Vĩnh Châu khi bước ra thị trường quốc tế; bởi ngoài vấn đề xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm thì việc liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân trong sản xuất là rất cần thiết để tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa lớn, có chất lượng đồng bộ, đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để giúp cho các thành viên trong hợp tác xã có điều kiện sản xuất, giảm bớt chi phí đầu tư ngay từ đầu vụ do giá hành tím giống thường cao, trung bình khoảng 50.000 đồng/ký, vì vậy, hợp tác xã sẽ đầu tư khoảng 30% chi phí hành tím giống cho các thành viên. Từ năm 2014-2016, Hợp tác xã hành tím Vĩnh Châu sẽ tập trung vào việc cung cấp 140 tấn hành giống cho 175 ha với tổng chi phí là trên 2 tỷ đồng.
Riêng trong năm 2014, hợp tác xã chưa thực hiện việc hỗ trợ do đã trễ lịch thời vụ và sẽ thực hiện từ năm 2015. Bên cạnh việc hỗ trợ chi phí đầu tư hành giống, hợp tác xã còn thu mua hành tím thương phẩm từ các thành viên với giá tương đương hoặc cao hơn giá thị trường.
Ông Thạch Soal-thành viên của Hợp tác xã hành tím Vĩnh Châu phấn khởi cho biết, tham gia hợp tác xã, người nông dân sẽ được rất nhiều cái lợi, mà trước hết là việc tiêu thụ được dễ dàng, nông dân không còn lo sợ hành đã thu hoạch mà không có người mua; chi phí sản xuất thì được giảm xuống, giúp nông dân tăng được lợi nhuận; đặc biệt là đầu vụ sản xuất không phải chạy đôn chạy đáo tìm hành giống vì đã được hợp tác xã hỗ trợ một phần nguồn hành.
Theo ông Trần Hoàng Thắng-Phó Chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Châu cho biết, Vĩnh Châu là địa phương có diện tích hành tím lớn nhất tỉnh Sóc Trăng, sản lượng hành tím hàng năm khoảng 120.000 tấn, tuy nhiên, trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định, giá cả bấp bênh, làm cho người trồng hành tím thu nhập không cao, thậm chí bị lỗ nặng.
Việc thành lập hợp tác xã hành tím nhằm tạo mối quan hệ liên kết trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giữa các hộ dân; giúp cho việc tiêu thụ nông sản được ổn định, nông dân không bị thương lái ép giá trong những lúc thu hoạch rộ. Đồng thời, hướng đến việc nâng cao giá trị năng suất, chất lượng và uy tín của sản phẩm truyền thống của địa phương, làm cầu nối với các chương trình khuyến nông về chuyển gia khoa học kỹ thuật.
Có thể bạn quan tâm

Nắng nóng kéo dài cộng với sùng đất gây hại đã khiến nhiều diện tích mì ở thị trấn Cam Đức (Cam Lâm, Khánh Hòa) bị thiệt hại với tỷ lệ khoảng 40%. Sau mấy cơn mưa vừa qua, người dân muốn trồng dặm lại mì, nhưng nguồn hom giống thiếu hụt.

Hiện HTX Chí Thạnh quản lý 706ha diện tích gieo trồng. Các hoạt động dịch vụ chính của HTX gồm giao thông nội đồng, thủy lợi, bảo vệ thực vật, làm đất, thu hoạch, tín dụng nội bộ, khuyến nông. Tổng doanh thu của HTX hơn 400 triệu đồng/năm, trong đó, chi phí đã hơn 320 triệu đồng/năm.

Trong khi XK nông sản của Việt Nam sang Campuchia hiện còn rất khiêm tốn, thì XK các loại vật tư nông nghiệp như phân bón, TĂCN lại đang tăng trưởng khá mạnh.

Nhu cầu mua gạo ở một số thị trường đang tăng lên, song doanh nghiệp vẫn đang chần chừ trong ký hợp đồng xuất khẩu mới do lượng gạo dành cho xuất khẩu gần như không còn nhiều.

Ông Nguyễn Văn Mỹ ở xã Xuân Hải cho biết: “Trước đây, gia đình tôi cũng chỉ nuôi các loại tôm sú, tôm thẻ chân trắng… như bà con quanh vùng. Tuy nhiên, do môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm nặng, tôm bị bệnh nên lỗ vốn. Đúng thời điểm đó, con tôi ở Cam Ranh (Khánh Hòa) góp ý chuyển sang nuôi hải sâm kết hợp với tôm sú.