Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lượng giá mô hình nuôi cá chép Koi thương phẩm

Lượng giá mô hình nuôi cá chép Koi thương phẩm
Ngày đăng: 12/09/2015

Được biết, xã Tân Nhựt là một trong những xã nằm trong chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của TP. HCM nói chung và huyện Bình Chánh nói riêng. Những năm gần đây, thì chủ trương phát triển hoa kiểng, cá cảnh cùng nguyện vọng chuyển đổi các mô hình sản xuất của nông dân ngày càng cao.

Trong đó, nhu cầu xây dựng và phát triển mô hình sản xuất cá cảnh là một điển hình, chiếm ít diện tích mặt bằng, không cần nhiều lao động, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.

Qua 01 năm thực hiện, với diện tích mặt ao 5.000m2. Trong đó, Khuyến nông đầu tư hỗ trợ 300.000 con giống và 5.400kg thức ăn, tương ứng số tiền là 111.000.000đ. Doanh thu dự kiến đạt được: Với tổng chi phí đầu tư: 229.000.000đ (con giống, thức ăn, phòng bệnh, khấu hao điện nước…);

Thu hoạch đợt 1 (tháng thứ 2) tỷ lệ sống 60%, thu được 14.000.000 đồng (72.000 con x 0.005kg/con x 40.000đ/kg); Thu hoạch đợt 2 (tháng thư 4) thu được 45.360.000đ (75.600 con x 0.01kg/con x 60.000đ/kg); Thu hoạch đợt 3 (tháng thứ 6) thu được 102.643.200đ (25.920.000 con x 0.033kg/con x 120.000đ/kg), như vậy tổng thu sau khi trừ các chi phí, lãi được 322.203.000đ.

Anh NguyễnVăn Phong, nông dân tham gia mô hình, cho biết: “cá chép Koi dễ nuôi, ít kén mồi và muốn bán được giá cao hơn thì bà con cần giảm lượng thức ăn lại trước khi xuất bán, để cá có thân hình màu sắc đẹp hơn. Đây là mô hình khá phù hợp từ khi tôi chuyển từ đất lúa sang sản xuất cá cảnh đã góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình”, anh Phong phấn khởi cho biết thêm.

Ông Võ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm nhấn mạnh: đây là mô hình mới và bước đầu cho kết quả khả quan, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất qua đó đem lại hiệu quả kinh tế cao gióp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân.

Tuy nhiên, cũng khuyến cáo bà con nên chú ý đến chất lượng nguồn nước vì đây là yếu tố quyệt định sự thành công của mô hình, bên cạnh đó bà con cũng nên chú ý đến việc ghi chép sổ nhật ký để từ đó có thể đút kết được kỹ thuật cũng như kinh nghiệm nuôi qua đó sẽ nâng cao được tay nghề nuôi. Khuyến nông sẽ tiếp tục hỗ trợ đầu tư hỗ trợ vật tư con giống và kỹ thuật để bà con tăng gia sản xuất làm giàu trên mảnh đất của mình.


Có thể bạn quan tâm

Chăn Nuôi Đồng Nai Nói Không Với Chất Cấm Chăn Nuôi Đồng Nai Nói Không Với Chất Cấm

Đồng Nai là tỉnh chăn nuôi lớn nhất cả nước. Nhưng nhiều năm qua, chăn nuôi ở đây vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn, mà nổi cộm là việc sử dụng các chất cấm. Hiện nay, những người chăn nuôi có tâm huyết ở tỉnh này đang nỗ lực để thay đổi hình ảnh xấu nói trên.

23/02/2012
Diêm Dân Bình Định Lao Đao Diêm Dân Bình Định Lao Đao

Niên vụ sản xuất muối năm 2010 - 2011 của diêm dân Bình Định sắp khép lại. Nhờ thời tiết diễn biến khá thuận lợi, số giờ nắng cao nên diêm dân được mùa muối. Tuy nhiên, giá muối xuống thấp khiến đời sống bà con hết sức khó khăn

17/08/2011
Sắp Diễn Ra ILDEX VIETNAM 2012 - Nơi Hội Tụ Của Xu Thế Thời Đại Sắp Diễn Ra ILDEX VIETNAM 2012 - Nơi Hội Tụ Của Xu Thế Thời Đại

ILDEX Vietnam 2012 tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm thương hiệu của mình và đồng hành cùng các khách hàng, từ đó là cầu nối cho các doanh nghiệp phát triển các mối quan hệ hợp tác.

26/02/2012
Nấm Rơm Đầu Tư 1, Thu Lại 3 Lần Nấm Rơm Đầu Tư 1, Thu Lại 3 Lần

Nếu so với đưa màu xuống ruộng thì hiệu quả của việc tận dụng rơm, rạ trồng nấm mùa khô cũng không kém phần. Mô hình này không cần nhiều vốn, chỉ lấy công làm lời. Vì thế, người nông dân đâu tư một, nhưng có thể lấy lại 3 lần so với đồng vốn bỏ ra

20/08/2011
Trồng Bưởi Da Xanh Trồng Bưởi Da Xanh

Một trong những nông dân trồng bưởi da xanh đầu tiên ở xã Hội Xuân, huyện Cai Lậy, Tiền Giang là anh Lê Văn Xích. Thoạt đầu, anh chỉ mua được 10 nhánh chiết cành với giá 50 nghìn đồng/nhánh

12/02/2011