Khánh Hòa hỗ trợ 6.000kg rong sụn giống cho người dân

4 hộ trên địa bàn huyện Cam Lâm gồm: Nguyễn Nhành (xã Cam Hải Tây); Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Văn Phát (thị trấn Cam Đức) và Hồ Ngọc Sơn (xã Cam Hải Đông) được hỗ trợ tổng cộng 6.000kg rong sụn giống (1.500 kg/hộ), trị giá gần 280 triệu đồng.
Kinh phí hỗ trợ từ Dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Khánh Hòa” của Sở NN-PTNT. Bên cạnh đó, các hộ còn được hướng dẫn kỹ thuật trồng để rong sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất cao.
Ngoài được hỗ trợ về giống, khi rong sụn đến kỳ thu hoạch, các hộ sẽ được hỗ trợ tìm đầu ra cho rong thành phẩm, góp phần cải thiện đời sống, nhân rộng mô hình trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Ông Ghê nuôi cá đã hơn 11 năm. Trên cùng một diện tích đất (5.000m2), ông nuôi rất nhiều loại cá như: cá phi, cá trê, cá bống tượng, cá tra, cá sặc bổi…

Hải Phòng là địa phương có truyền thống và kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2013 đạt 50.694,7 tấn, trong đó sản lượng tôm nuôi đạt 5.064,9 tấn, tăng 112,72% so với năm 2012. Phát huy kết quả đó, năm 2014, ngành Nông nghiệp và PTNT và các địa phương thực hiện nhiều giải pháp phòng ngừa dịch bệnh, tăng sản lượng và chất lượng thủy sản nuôi.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án "Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra, cá basa bền vững tại Việt Nam" do Liên minh châu u (EU) tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Switch-Asia của EU.

Những năm gần đây, người nuôi tôm đối mặt với nhiều thách thức do nhiều nguyên nhân. Trong đó, do chất lượng con giống không đảm bảo, thuốc thú y thủy sản tăng liên tục, đầu ra sản phẩm bấp bênh... Để tạo bước chuyển biến mới cho nghề nuôi tôm, Bạc Liêu cần triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả và bền vững hơn.

Ngày 15 tháng 4 năm 2014, Trạm khuyến nông Ba Vì (Hà Nội) đã tổ chức cho một số nông dân xã Khánh Thượng tham quan mô hình nuôi cá tầm của công ty TNHH Thương mại Đầu tư Việt Đức tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc).