Huyện Tuy An (Phú Yên) có hơn 60 ha tôm nuôi bị bệnh và mất trắng

Tính đến thời điểm này, huyện Tuy An đã có hơn 60 ha trong số 385 ha thả nuôi trong I/2015 bị mắc bệnh hoại tử gan tụy, trong số này hơn 12 ha thả nuôi được 1 - 1,5 tháng tuổi bị mất trắng. Diện tích tôm nuôi mắc bệnh và mất trắng tập trung chủ yếu ở những vùng nuôi tôm lâu năm, như An Ninh Tây, An Ninh Đông và An Cư.
Nguyên nhân tôm nuôi bị bệnh được xác định bởi 3 yếu tố chính, gồm chất lượng nguồn giống không được đảm bảo, nắng nóng kéo dài khiến rong tảo trong các khu vực, hồ nuôi tôm phát triển mạnh, gây bó hẹp không gian trong hồ nuôi, hạn chế nguồn o - xy trong nước và nguồn nước tại nhiều khu vực, hồ nuôi tôm bị ô nhiễm trầm trọng.
Trước tình hình này, các cơ quan chuyên môn huyện Tuy An khuyến cáo hộ nuôi tôm cần bổ sung các khoáng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe cho tôm nuôi. Đồng thời, hỗ trợ cho hộ nuôi tôm 3.700 kg hóa chất clorin để xử lý, làm sạch môi trường nước trong hồ nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh phát tán, lây lan gây hại tôm nuôi trên diện rộng.
Tuy nhiên, nếu điều kiện nắng nóng tiếp tục kéo dài và nhiều hộ nuôi tôm còn lơ là với công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi như hiện nay, thì diện tích tôm nuôi bị bệnh và mất trắng ở huyện Tuy An sẽ còn xảy ra trên diện rộng.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh xảy ra trên diện rộng đối với cây mít do bà con chưa thực hiện đúng quy trình canh tác và phòng tránh sâu bệnh, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật làm chết các loại thiên địch, cộng với thời tiết không thuận lợi, nóng ẩm thất thường, tạo môi trường thuận lợi cho côn trùng có hại phát triển.

Ông Trần Vững, Phó Chủ tịch UBND xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời), cho biết: Giá cá sặc bổi hiện nay giảm quá mạnh. Nhiều hộ dân đã đến thời điểm thu hoạch cá mà không dám lên hầm vì không có lời, còn hộ nào đi vay nợ để làm mô hình này thì lỗ nặng.

Với những con số trên, hiện Thanh Hóa đang là tỉnh có diện tích trồng ngô và năng suất đứng thứ 2 trong toàn vùng Bắc Trung bộ. Hiện tại, cây ngô đang chiếm 10,8% trong diện tích đất nông nghiệp canh tác hàng năm, và chiếm 7% giá trị sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt của tỉnh.

Tuy nhiên, để đánh bắt chúng thì vẫn chưa có kỹ thuật khai thác nào, ngoài việc dùng máy bơm nước công suất lớn tạo áp lực để thổi”. Ông Bùi Thế Tuân, Phó phòng Tài nguyên Môi trường và Nông nghiệp huyện Cô Tô khẳng định.

Tại chương trình giao lưu “Kết nối nhà khoa học - nông dân” do Báo Nông Thôn Ngày Nay phối hợp với Ban Xây dựng nông thôn mới và Hội Nông dân H.Cần Giờ (TP.HCM) vừa tổ chức, có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học và gần 200 nông dân đến từ 2 xã Thạnh An và Lý Nhơn (H.Cần Giờ).