Long An Thả Gần 1000 Kg Cá Xuống Sông Vàm Cỏ Đông

Ngày 11/7/2014, tại thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh tổ chức thả gần 1.000 kg cá các loại như cá lóc, cá chép, cá rô,… xuống môi trường tự nhiên trên sông Vàm Cỏ Đông.
Trong thời gian qua, vần đề biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Trong đó, vấn đề môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học được các nhà khoa học nhà quản lý đặc biệt quan tâm để có định hướng điều chỉnh, phương pháp để cải thiện môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Trên chương trình công tác của lĩnh vực ngành nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn luôn chú trọng việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Vì vậy. ngành nông nghiệp tăng cường tái tạo lại nguồn lợi thuỷ sản ngoài tự nhiên tại các thuỷ vực của tỉnh.
Theo thống kê, từ năm 2011 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thả gần 4.000 cá các loại xuống môi trường tự nhiên. Thả cá là việc làm thiết thực, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, vừa góp phần phục hồi tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, cải tạo môi trường cân bằng hệ sinh thái, hình thành ý thức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong mọi tầng lớp nhân dân và có trách nhiệm trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Đầu tháng 11 vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành do Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm và thủy sản chủ trì, phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tiến hành lấy 3 mẫu rau (hành hoa, cải ngồng, cà pháo) tại 3 cơ sở sản xuất rau xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) đang trong thời điểm thu hoạch; 7 mẫu củ, quả (hành tây khô, tỏi khô, cà rốt, lê, táo tàu, hồng và quít) tại 5 đại lý, cửa hàng kinh doanh - đầu mối nhập và phân phối hàng củ, quả tươi trên địa bàn phường Tân Thanh và Mường Thanh (TP. Điện Biên Phủ) để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV.

Hiện có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp thực hiện quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Đây là điều cần thiết trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, 2 tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) và GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt tiêu chuẩn toàn cầu) có mức chênh lệch về đầu tư khá lớn, khiến nhiều nông dân rất đắn đo khi áp dụng.

Phải có giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi rồi mới hướng tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp với mục đích thay đổi nền nông nghiệp sản xuất lạc hậu, gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng khoa học - kỹ thuật một cách bền vững.

Ngày 12-12, tại Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc (huyện Thống Nhất), thuộc Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, đã diễn ra hội nghị phát triển sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu bằng phế - phụ phẩm nông nghiệp tại các tỉnh phía Nam, thu hút đông đảo nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tham gia.

Trong 2 ngày 9 và 10 -12, đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Phó trưởng ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn đến làm việc tại Đồng Nai, thẩm định việc xét công nhận huyện Xuân Lộc và TX.Long Khánh đạt chuẩn nông thôn mới.