Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giảm Nghèo Từ Trồng Mận Hậu Xen Cà Phê Ở Sơn La

Giảm Nghèo Từ Trồng Mận Hậu Xen Cà Phê Ở Sơn La
Ngày đăng: 29/05/2013

Những ngày này, tuyến đường vào xã Chiềng Đen (Thành phố Sơn La) nhộn nhịp hơn, bởi những chiếc xe tải, xe máy ra - vào mua mận hậu.

Theo ông Lò Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Chiềng Đen, năm 1990, Công ty Cà phê cây ăn quả tỉnh phối hợp với xã trồng thí điểm 3 ha cà phê, Công ty cung ứng 100% giống cây và chuyển giao kỹ thuật trồng xen cây mận hậu trên diện tích cà phê. 3 năm sau, mô hình mận hậu trồng xen cà phê cho thu hoạch. Từ kết quả thực tế, nông dân ở các bản giúp nhau chiết ghép, mở rộng diện tích trồng xen mận hậu và cà phê. Xác định cà phê và mận hậu là cây chủ lực chính, xã đã hình thành các vùng chuyên canh mận và cà phê ở các bản: Tò Lọ, Phiêng Tam…

Hằng năm, xã phối hợp với Hội Nông dân, Trạm Khuyến nông Thành phố chuyển giao kỹ thuật trồng cà phê và mận hậu cho bà con. Đến nay, toàn xã đã trồng 610 ha cây cà phê. Tính riêng cây mận, trung bình 1 ha thu hoạch từ 15 - 20 tấn quả, bán 6.000 đồng/kg, trừ chi phí, thu trên 100 triệu đồng/ha. Còn cà phê trung bình 1 ha thu hoạch hơn 10 tấn, sản lượng trên 6.000 tấn quả tươi. Từ mô hình này, số hộ nghèo trong xã giảm còn 5%.

Dọc quốc lộ 6 thuộc khu vực bản Phiêng Tam, những vườn mận đang chín rộ, sai trĩu cành, bên dưới là những hàng cà phê đang đậu quả đầu mùa. Cả bản có 135 ha đất sản xuất nông nghiệp thì 100% diện tích đều trồng cà phê xen mận. Cách trồng này đem lại thu nhập hơn hẳn các loại cây trồng khác. Năm qua, bản có 12 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.

Đến gia đình ông Tòng Văn Điểm, bản Phiêng Tam, đúng lúc ông đang thu hoạch mận, ông phấn khởi: “Gia đình tôi có hơn 3 ha mận. Năm nay, mận được mùa, gia đình thu hơn 70 tấn quả. Ngoài bán cho thương lái, gia đình tôi còn bán lẻ cho khách qua đường, thu nhập khá ổn định. Riêng cà phê, mỗi năm cho thu hoạch hơn 20 tấn quả tươi. Dưới gốc mận và cà phê, tôi nuôi gà thả vườn. Tông thu từ các nguồn trên, gia đình tôi thu khoảng 300 triệu đồng/năm”.

Mô hình trồng xen mận hậu với cà phê ở xã Chiềng Đen thật khả quan, có thể nhân rộng. Song, để nâng cao chất lượng nông sản, các cấp, các ngành quan tâm, tập huấn kỹ thuật cho bà con về trồng và chăm sóc mận, cách tỉa cành, chiết ghép để tạo được thương hiệu trên thị trường.


Có thể bạn quan tâm

Cây Sắn Lên Ngôi Cây Sắn Lên Ngôi

Trong khi cao su, rừng keo tràm thường xuyên đối mặt với nhiều rủi ro thiên tai, thì cây sắn được chọn làm đối tượng thay thế để thoát nghèo bền vững.

23/11/2013
Trồng Xen Canh Với Vườn Cà Phê: Mô Hình Cho Hiệu Quả Kép Trồng Xen Canh Với Vườn Cà Phê: Mô Hình Cho Hiệu Quả Kép

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT), hiện có hơn 60% diện tích trồng cà phê tại các nhà vườn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã áp dụng mô hình xen canh với các loại cây mít, tiêu, ca cao, sầu riêng… Việc trồng xen canh trong vườn cà phê giúp người nông dân đa dạng hóa sản phẩm thu hoạch, nâng cao giá trị sử dụng và thu hoạch trên một diện tích đất.

23/11/2013
Hơn 600ha Rừng Mỡ Bị Sâu Ong Phá Hoại Hơn 600ha Rừng Mỡ Bị Sâu Ong Phá Hoại

Theo Trạm Trồng trọt & Bảo vệ thực vật huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), tính đến nay trên địa bàn huyện có hơn 600ha rừng mỡ ở 14 xã, thị trấn bị sâu ong phá hoại.

23/11/2013
Một Hiểm Họa Lớn Một Hiểm Họa Lớn

Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước - trên 55.000ha. Gần đây, trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã phát hiện một số hộ tự phát nhân - nuôi đuông dừa với mục đích kinh doanh, vì ấu trùng đuông dừa là món ăn đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn. Đây là một việc làm rất nguy hiểm, cần được sớm phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tránh làm lây lan gây hại cho vườn dừa.

23/11/2013
Sản Lượng Cam Tăng Mạnh Sản Lượng Cam Tăng Mạnh

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), năm nay, toàn huyện có gần 400 ha cam Đường Canh và cam Vinh, tăng 20 ha so với năm trước; trong đó có hơn 200 ha cho thu hoạch, tập trung ở xã Thanh Hải, Tân Quang, Quý Sơn…

23/11/2013