Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Kỳ Đà Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Krông Pa (Gia Lai)

Nuôi Kỳ Đà Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Krông Pa (Gia Lai)
Ngày đăng: 29/05/2013

Nhằm đa dạng hóa các loại vật nuôi, năm 2012, Trạm Khuyến nông huyện Krông Pa (Gia Lai) triển khai mô hình nuôi kỳ đà thương phẩm hộ gia đình tại thị trấn Phú Túc. Mô hình được triển khai tại 3 hộ gia đình, với tổng kinh phí gần 292 triệu đồng, trong đó Nhà nước đầu tư 170 triệu đồng, vốn nông dân đối ứng gần 122 triệu đồng.

Mỗi hộ được cấp 60 kg kỳ đà giống (tương đương với 33 triệu đồng với tổng số khoảng 80 con giống), hỗ trợ 50% chi phí thức ăn và thú y, cũng như tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ dân. Sau 5 tháng triển khai thực hiện, kỳ đà sinh trưởng và phát triển rất tốt, ít bệnh tật, trọng lượng trung bình mỗi con đạt khoảng 3,5 kg. Với giá bán trung bình khoảng 350 ngàn đồng/kg, tổng doanh thu của mỗi hộ được khoảng 98 triệu đồng, sau khi trừ đi các loại chi phí thì thu được lợi nhuận khoảng 30 triệu đồng.

Ông Ksor Blăk-Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Krông Pa cho biết: Kỳ đà rất dễ nuôi, ít bệnh tật, lớn nhanh. Thức ăn cho kỳ đà được tận dụng từ nhiều nguồn phụ phẩm dư thừa ở địa phương. Trong khi đó, đầu ra tương đối ổn định, thương lái ở các tỉnh như Khánh Hòa, Phú Yên… đến tận nơi để đặt hàng với số lượng lớn.

Bà Phạm Thị Xuyến-tổ dân phố 6, thị trấn Phú Túc, dẫn chúng tôi tham quan trang trại nuôi kỳ đà rộng hơn 65 m2 của gia đình. Bà phấn khởi cho biết: Đây đã là năm thứ hai gia đình tôi triển khai nuôi kỳ đà. Năm 2011, tôi đầu tư làm chuồng trại để nuôi thử nghiệm 30 con kỳ đà, kết quả rất khả quan, xuất chuồng được khoảng 1,3 tạ với giá bán tại thời điểm đó khoảng trên 400 ngàn đồng/kg, sau khi trừ đi các chi phí lợi nhuận mà gia đình thu về được trên 20 triệu đồng.

Phấn khởi với những thành công bước đầu, năm 2012 bà tiếp tục đầu tư mở rộng thêm chuồng trại, thả nuôi hơn 1,6 tạ giống (trong đó 60 kg giống thuộc mô hình) đến thời điểm này gia đình bà đã xuất bán được đợt đầu khoảng 1 tạ kỳ đà thương phẩm với giá bán trung bình khoảng 350 ngàn đồng/kg. Số còn lại khoảng trên 70 con hiện tại vẫn đang sinh trưởng và phát triển tốt, mỗi con đạt trọng lượng khoảng 2,5 - 3 kg. Mặc dù giá kỳ đà năm nay thấp hơn những năm trước nhưng lợi nhuận thu được vẫn cao hơn nhiều so với đầu tư trồng mì, thuốc lá hay lúa.

Bà Xuyến cho biết thêm: Do giá con giống hiện nay trên thị trường khá đắt đỏ (550 ngàn đồng/kg), vì vậy tôi dự định sẽ đầu tư nuôi thử nghiệm kỳ đà sinh sản, nếu thành công thì hiệu quả sẽ rất cao.


Có thể bạn quan tâm

Không có kênh, 17ha đất sản xuất có nguy cơ bỏ hoang Không có kênh, 17ha đất sản xuất có nguy cơ bỏ hoang

Không có nước tưới, 17ha mía xứ đồng Bờ An Cây Dừng, thôn Phước Đức, xã Đức Phú (Mộ Đức) năng suất chỉ đạt 2 tấn/sào. Với giá mía hiện nay, người trồng mía nơi đây không tránh khỏi thua lỗ. Chuyển đổi giống cây trồng là phương án đã được tính đến, nhưng trồng cây gì khi nơi đây chỉ có thể trông chờ vào nước trời. Đó là bài toán khó đối với 110 hộ dân chỉ biết sống nhờ vào đồng ruộng.

29/05/2015
Phát triển cây cao su ở huyện Cam Lộ Phát triển cây cao su ở huyện Cam Lộ

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 08 - NQ/HU ngày 17/7/2008 của Huyện ủy Cam Lộ (Quảng Trị) về đẩy mạnh phát triển cây cao su giai đoạn 2008 - 2010; Kết luận số 28 - KL/HU ngày 25/11/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy về nhiệm vụ, giải pháp phát triển cây cao su giai đoạn 2011 - 2015, diện tích cây cao su của địa phương đã phát triển mạnh mẽ, tạo bước chuyển biến cơ bản về cây trồng, khai thác tiềm năng đất đai hợp lý và giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân.

29/05/2015
Nâng cao hiệu quả kinh tế vùng lạc Nâng cao hiệu quả kinh tế vùng lạc

Huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có diện tích đất có khả năng trồng lạc lớn và quy mô tập trung, thuận lợi để đẩy mạnh phát triển sản xuất luân canh, xen canh, thâm canh tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Với quy mô sản xuất ổn định hơn 700 ha, đứng thứ hai sau cây lúa, hiện lạc là cây trồng có tính hàng hóa cao, mang lại nguồn thu nhập chính góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện.

29/05/2015
Đẩy mạnh nuôi bò theo hướng thâm canh Đẩy mạnh nuôi bò theo hướng thâm canh

Chăn nuôi bò thâm canh đang là hướng đi đầy triển vọng được nhiều địa phương trong tỉnh tập trung phát triển. Ở huyện Cam Lộ (Quảng Trị), những năm qua việc phát triển đàn bò lai theo hướng thâm canh được địa phương quan tâm triển khai và đến nay đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

29/05/2015
Hồi sinh những vườn tiêu Hồi sinh những vườn tiêu

Vùng đất đỏ ba zan huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có diện tích hơn 3.000 ha, trải dài trên địa bàn 3 xã Cam Chính, Cam Nghĩa và Cam Thành, thuân lợi để phát triển các cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu. Thời kỳ Nông trường Tân Lâm những năm 1980-1995, cây hồ tiêu ở Cam Lộ phát triển cực thịnh với quy mô tập trung hơn 1.500 ha, được đầu tư hạ tầng đồng bộ, quy trình thâm canh áp dụng thống nhất, là đặc sản “vàng đen” làm giàu cho cả vùng.

29/05/2015