Lợi Hải (Ninh Thuận) nhân rộng mô hình tưới nước tiết kiệm trong mùa hạn

Đến thăm gia đình anh Phan Tấn Thái, ở thôn Kiền Kiền 2 vào những ngày nắng hạn đầu tháng 5, chúng tôi thật sự bất ngờ khi toàn bộ diện tích hơn 1,2 sào rau của gia đình phát triển tốt, cho thu hoạch đều đặn mỗi ngày.
Để có được kết quả này, từ cuối năm 2014 đến nay, gia đình anh đã “tích cóp” đầu tư gần 30 triệu đồng khoan giếng, lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm trên toàn bộ diện tích đất sản xuất. Anh Thái cho biết: Từ khi lắp đặt hệ thống, gia đình không chỉ tiết kiệm được nước tưới mà còn giảm được công lao động, tăng năng suất và chất lượng rau nên bạn hàng rất thích, thu nhập của gia đình vì thế tăng cao so với trước.
Tương tự, hộ bà Đinh Thị Phụng, cùng em trai là ông Đinh Thành Hiệp, ở thôn Kiền Kiền 1 cũng vừa đầu tư 10 triệu đồng lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm cho 2 sào đậu phộng và trồng cỏ. Bà Định cho biết: Từ khi lắp đặt hệ thống, lượng nước tưới được tiết kiệm khá nhiều, thời gian tưới giảm, hệ thống phun nước tưới đều khắp mặt ruộng nên đậu phộng phát triển tốt, hứa hẹn cho thu hoạch với năng suất khá.
Ông Lê Minh Khang, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lợi Hải, cho biết: Nhằm tiết kiệm nước sản xuất, trong vụ đông-xuân vừa qua, toàn xã đã có 5 gia đình “tiên phong” đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm. Trong đó, có 3 gia đình được Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện tạo điều kiện cho vay vốn, với số tiền 5 triệu đồng/hộ. Việc lắp đặt hệ thống tưới giúp tiết kiệm khoảng 70% công lao động, 50% lượng điện và nước tưới so với phương pháp truyền thống, giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, rút ngắn thời vụ, năng suất cây trồng tăng khoảng 20% nên các nông hộ hết sức phấn khởi.
Với mục tiêu nhân rộng mô hình, cuối tháng 4 vừa qua, Hội Nông dân xã đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, huyện tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm trên cây trồng cho các nông hộ tiêu biểu thuộc địa bàn, với các hoạt động chính là tuyên truyền, giới thiệu lợi ích, hướng dẫn quy trình lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm trên cây trồng và tham quan các mô hình điểm tại địa phương.
Qua đó, góp phần giúp nông dân hiểu đúng lợi ích của hệ thống tưới nước tiết kiệm, trên cơ sở đó có kế hoạch đăng ký lắp đặt để được Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện hỗ trợ vay vốn, hoặc tự lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm trên đất sản xuất của mình nhằm đảm bảo sản xuất có hiệu quả, nhất là trong điều kiện khô hạn kéo dài như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Tết Trung thu và vụ cua gạch điều cùng diễn ra trong những ngày giữa tháng 8 âm lịch. Cua gạch điều luôn là lựa chọn đầu tiên bởi những thực khách, cũng như khách hàng mua để tặng nhau cùng với bánh Trung thu.” Anh Đoàn Thành - cơ sở thu mua cua gạch điều tại xã An Thủy (Ba Tri - Bến Tre) giao cho một nhà hàng hải sản tại TP. Hồ Chí Minh, lý giải về nguyên nhân tăng giá cua gạch điều hàng năm.

Vừa qua, Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng- vật nuôi- thủy sản TP Cần Thơ, Công ty Cổ phần EWOS Việt Nam đánh giá kết quả dự án "Mô hình trình diễn nuôi cá lóc trong vèo sử dụng thức ăn viên EWOS" tại một số hộ dân trên địa bàn TP Cần Thơ. Mô hình trình diễn này cho kết quả cao so với cách nuôi truyền thống (sử dụng cá bổi làm mồi) và hứa hẹn cơ hội phát triển nghề nuôi cá lóc, tạo thêm thu nhập cho các nông hộ ở nông thôn…

Bởi hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá trong vèo mùa nước lũ khá cao nên năm nay nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Long Hồ (Vĩnh Long) tiếp tục mở rộng diện tích nuôi cá trong vèo.

Giá tôm tăng, lẽ thường người nuôi và doanh nghiệp (DN) Quảng Ngãi phấn khởi. Ấy vậy mà vừa qua, tôm đột ngột tăng giá lại khiến “dân cười, DN mếu”. Qua thật về lâu dài, động thái này dễ khiến thị trường bất ổn, còn hoạt động nuôi tôm cũng bị đảo lộn..

Ông Philip Bacac - Tổng giám đốc Metro cho biết, bên cạnh các sản phẩm thủy sản đã đáp ứng yêu cầu “MetroGAP”, thời gian tới, Metro sẽ lựa chọn thêm các nhà cung cấp ngành hàng thực phẩm tươi sống đạt chứng nhận VietGAP đưa vào bán tại siêu thị này.