Lợi Hải (Ninh Thuận) nhân rộng mô hình tưới nước tiết kiệm trong mùa hạn

Đến thăm gia đình anh Phan Tấn Thái, ở thôn Kiền Kiền 2 vào những ngày nắng hạn đầu tháng 5, chúng tôi thật sự bất ngờ khi toàn bộ diện tích hơn 1,2 sào rau của gia đình phát triển tốt, cho thu hoạch đều đặn mỗi ngày.
Để có được kết quả này, từ cuối năm 2014 đến nay, gia đình anh đã “tích cóp” đầu tư gần 30 triệu đồng khoan giếng, lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm trên toàn bộ diện tích đất sản xuất. Anh Thái cho biết: Từ khi lắp đặt hệ thống, gia đình không chỉ tiết kiệm được nước tưới mà còn giảm được công lao động, tăng năng suất và chất lượng rau nên bạn hàng rất thích, thu nhập của gia đình vì thế tăng cao so với trước.
Tương tự, hộ bà Đinh Thị Phụng, cùng em trai là ông Đinh Thành Hiệp, ở thôn Kiền Kiền 1 cũng vừa đầu tư 10 triệu đồng lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm cho 2 sào đậu phộng và trồng cỏ. Bà Định cho biết: Từ khi lắp đặt hệ thống, lượng nước tưới được tiết kiệm khá nhiều, thời gian tưới giảm, hệ thống phun nước tưới đều khắp mặt ruộng nên đậu phộng phát triển tốt, hứa hẹn cho thu hoạch với năng suất khá.
Ông Lê Minh Khang, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lợi Hải, cho biết: Nhằm tiết kiệm nước sản xuất, trong vụ đông-xuân vừa qua, toàn xã đã có 5 gia đình “tiên phong” đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm. Trong đó, có 3 gia đình được Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện tạo điều kiện cho vay vốn, với số tiền 5 triệu đồng/hộ. Việc lắp đặt hệ thống tưới giúp tiết kiệm khoảng 70% công lao động, 50% lượng điện và nước tưới so với phương pháp truyền thống, giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, rút ngắn thời vụ, năng suất cây trồng tăng khoảng 20% nên các nông hộ hết sức phấn khởi.
Với mục tiêu nhân rộng mô hình, cuối tháng 4 vừa qua, Hội Nông dân xã đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, huyện tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm trên cây trồng cho các nông hộ tiêu biểu thuộc địa bàn, với các hoạt động chính là tuyên truyền, giới thiệu lợi ích, hướng dẫn quy trình lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm trên cây trồng và tham quan các mô hình điểm tại địa phương.
Qua đó, góp phần giúp nông dân hiểu đúng lợi ích của hệ thống tưới nước tiết kiệm, trên cơ sở đó có kế hoạch đăng ký lắp đặt để được Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện hỗ trợ vay vốn, hoặc tự lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm trên đất sản xuất của mình nhằm đảm bảo sản xuất có hiệu quả, nhất là trong điều kiện khô hạn kéo dài như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 17/6/2014, Công ty Công nghệ Hóa sinh Việt Nam (Công ty BCC) đã đánh giá và kiểm tra hiệu quả của "Quy trình nuôi tôm sạch và bền vững, không sử dụng kháng sinh, hóa chất" tại TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Nhiều hộ nuôi đã áp dụng thành công và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Phú Thọ là tỉnh có tiềm năng rất lớn để phát triển nghề nuôi cá lồng với hệ thống sông, ngòi, hồ đập phong phú. Phong trào nuôi cá lồng trên sông và hồ chứa trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh từ năm 2003 song có xu hướng giảm mạnh trong những năm gần đây.

Tại TP. Cần Thơ và nhiều tỉnh như: Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang… lúa tươi IR50404 có giá 4.550 - 4.700 đồng/kg, còn lúa đã phơi, sấy khô từ 5.500 - 5.600 đồng/kg.

Chiều 11-7, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị quán triệt triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản và tổ chức mô hình thí điểm sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị.

Với địa hình đồng đất canh tác nông nghiệp của Cẩm Khê phần lớn diện tích là vùng trũng, vùng lòng chảo, ngập úng nhiều, vào vụ mùa, năng suất lúa phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, khí hậu, do vậy từ năm 2008, sau khi thu hoạch vụ chiêm, mô hình canh tác lúa tái sinh ở Cẩm Khê được nông dân áp dụng nhiều và phát triển ra nhiều xã với diện tích lớn.