Vụ đông thách thức

Tính đến ngày 22/10, toàn tỉnh mới chỉ gieo trồng được 33.017,6 ha (75,5%), thả 2.600 ha cá, chậm hơn tiến độ SX vụ đông 2014 (82%).
Theo lãnh đạo Phòng Trồng trọt (Sở NN-PTNT Nghệ An), với tình hình này, kết thúc gieo trồng vụ đông, toàn tỉnh chỉ có thể đạt trên dưới 90% kế hoạch đề ra.
Cánh đồng Cửa Phú (xã Nghi Long, Nghi Lộc) rộng gần 17 ha nhưng lác đác chỉ vài thửa đất ngô xanh tốt, số còn lại còi cọc, vàng vọt, đã xuất hiện các loại sâu bệnh.
Đây đó vẫn có một vài thửa đất cao cưỡng cỏ dại mọc dày, nhiều thửa còn lại thân cây ngô vụ HT bị cháy khô, người dân chưa thu dọn.
Một số nông dân Nghi Long đang làm cỏ, bóm đạm cho cây ngô và rau màu sớm.
Năm nay, ông Nguyễn Hữu Tình, xóm 3, xã Nghi Long gieo trồng 2 sào ngô LVN 14.
Cùng thời điểm này năm trước, cây ngô đã trổ cờ phun râu nhưng năm nay mới chỉ vươn lên khỏi mặt đất chừng 20 cm.
Chống cây cuốc nghỉ tay, lão nông này cho biết: “Nắng nóng, thiếu nước tưới nên cánh đồng này, ngô hè thu chỉ đạt 50 kg/sào thôi.
Vụ HT đã gặp khó, vụ đông lại còn khó hơn.
Nắng hạn kéo dài khiến bà con gieo trỉa chậm mất gần nửa tháng nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lịch SX vụ xuân năm sau.
Đến đầu tháng 9, trời bắt đầu có mưa bà con nô nức xuống đồng.
Nhưng hạt vừa gặp đất thì mưa như trút liền mấy ngày, cây mọc lưa thưa, cây bị bó rễ, kém phát triển.
Nhiều nhà phải phá bỏ gieo trỉa lại, số còn lại thì trồng dặm, tích cực chăm bón nhưng cây ngô, cây lạc cũng phát triển kém!”.
Dẫn chúng tôi ra thăm cánh đồng được quy hoạch là cánh đồng lớn, cho thu nhập cao của xã, khuôn mặt bà Võ Thị Vân, cán bộ nông nghiệp xã Nghi Long không giấu được thất vọng: “Cửa Phú được quy hoạch là cánh đồng lớn của xã, nông dân từng “đút túi” 500 triệu đồng/ha/năm.
Nhưng nắng hạn kéo dài, mạch nước ngầm xuống thấp, vài năm nay, hiệu quả kinh tế của cánh đồng này không được như kỳ vọng.
“Do hạn hán, việc tích nước nuôi cá vụ 3 gặp khó nên đến thời điểm này toàn tỉnh mới chỉ thả được 2.635/3.600 ha kế hoạch.
Nắng hạn kéo dài, quỹ thời gian SX vụ đông ít nên một số vùng đã chuyển sang trồng và tăng thêm 780 ha ngô phục vụ thức ăn tưới cho các trang trại bò sữa…”, ông Nguyễn Đình Hương, Phó phòng Trồng trọt, Sở NN-PTNT Nghệ An.
Thời điểm này năm trước, ngô, lạc đã chuẩn bị cho thu hoạch trà đầu; rau màu cũng đã xanh tươi, chuẩn bị cho thu hoạch.
Nhưng năm nay, diện tích gieo trồng mới chỉ đạt 78%.
Cây lạc mới chỉ cao hơn mặt đất chừng 15 cm, vàng vọt, cây mảnh khoảnh, ít cành, hoa lác đác, đương nhiên sẽ ít củ”.
Khó khăn về thời tiết cũng khiến một số hộ dân không mặn mà với vụ đông.
Nhiều hộ cho rằng, gieo trồng muộn sẽ ảnh hưởng đến lịch SX vụ xuân nên họ chủ yếu trồng ngô để lấy thức ăn cho bò chứ không thiết tha việc lấy bông.
Một số hộ thì bỏ hoang đất hoặc chờ đủ ẩm độ để trồng các loại rau màu ngắn ngày phục vụ nhu tiêu dùng dịp tết.
Ông Đồng Thanh Bình, Phó phòng NN-PTNT huyện Nghi Lộc cho biết, năm nay SX vụ đông diễn ra trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhiều thách thức.
Vụ HT kéo dài do nắng hạn, đến nay trên địa bàn huyện vẫn còn một số diện tích lúa mùa chưa thu hoạch xong.
Vì vậy, quỹ thời gian SX ít, tổng diện tích vụ đông đã gieo trồng mới chỉ đạt 80% theo kế hoạch.
"Mặc dù tỉnh, huyện và một số xã đều có cơ chế hỗ trợ nhưng giá vật tư, phân bón, giống má đang tăng cao hơn khoảng 10-15%; vụ HT mất mùa, tiềm lực đầu tư trong dân kém hẳn; đầu ra thiếu ổn định nên một số nông dân không mặn mà.
Bên cạnh đó, một số diện tích đã gieo trồng gặp mưa dài ngày khó khắc phục nên nông dân chán nản không đầu tư, chăm bón", ông Bình nói.
Theo thống kê của Phòng Trồng trọt, Sở NN-PTNT Nghệ An, vụ đông 2015, ngô vẫn là cây trồng chủ lực, chiếm 64% diện tích (28.000 ha).
Do nắng hạn kéo dài, ẩm độ thấp nên năm nay, Nghệ An khuyến khích người dân tăng diện tích ngô trên đất 2 lúa.
Nhưng tính đến ngày 22/10, toàn tỉnh mới gieo trồng được 21.535 ha ngô (76%).
Có thể bạn quan tâm

Gần 10 năm qua, đời sống của người dân thôn Riễu, xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang) đang ngày một khấm khá hơn từ nghề trồng hoa lay ơn. Thôn Riễu từ lâu đã có nghề trồng hoa cung cấp cho TP Bắc Giang, các huyện lân cận và một số tỉnh ngoài. Những năm trước khi chưa có cây hoa lay ơn, người dân chỉ trồng lúa, rau màu và một số loài hoa như cúc, violet nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Từ khi có một số hộ trong thôn đem giống hoa lay ơn về trồng thì diện tích trồng hoa ngày càng được mở rộng.

Năm 2013, Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình đã xây dựng đề án mô hình thâm canh cá rô phi NOGIP IV tại các vùng chuyển đổi của xã Thụy Thanh (huyện Thái Thụy), xã Phú Xuân (thành Phố Thái Bình), xã Quỳnh Trang (huyện Quỳnh Phụ) và xã Tây Tiến (huyện Tiền Hải).

Ngày 19.11, tại hội trường Quốc hội, nhiều đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT xung quanh tình trạng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Tại Quảng Nam, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trên lĩnh vực này cũng khá phổ biến, khi công tác quản lý nhà nước còn nhiều lỗ hổng.

Phong trào nuôi động vật rừng được nhiều nông dân quan tâm. Nó không chỉ tạo ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế mà còn là giải pháp bảo tồn các loài động vật quý hiếm.

Tại hội thảo “Tổng kết dự án sau thu hoạch lúa gạo ADB-IRRI-Việt Nam”, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng, Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh - Điều phối viên dự án đánh giá: Công nghệ sấy lúa vùng ĐBSCL ngày càng phát triển về quy mô và tiến bộ, từ lò sấy lúa vĩ ngang, nay nông dân thay thế dần lò sấy tầng.