Loại khỏi danh mục 368 tên thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên cây rau, quả, chè

Trong đó, chiếm số lượng nhiều nhất có 263 tên thuốc với 110 hoạt chất trừ các loại sâu khoang, sâu ăn lá, sâu tơ, sâu xanh... gây hại cây rau;
Sâu xanh, sâu vẽ bùa, sâu đục quả, bọ xít muỗi, rệp sáp... gây hại cây ăn quả; rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, bọ trĩ... gây hại cây chè.
Tiếp theo là 82 tên thuốc với 51 hoạt chất trừ các loại bệnh thán thư, sẹo, loét quả, héo rũ, mốc sương, phấn trắng... trên cây ăn quả; sưng rễ, đốm vòng, phấn trắng, sương mai... trên cây rau;
12 tên thuốc với 6 hoạt chất trừ cỏ trong ruộng, trên bờ ruộng.
Cuối cùng là 10 tên thuốc với 9 hoạt chất điều hòa sinh trưởng trên các loại cây cà chua, dưa hấu, cây có múi, rau họ thập tự... và 1 tên thuốc với 1 hoạt chất trừ ốc sên trên cây cải bông, cà rốt, cải củ, cải bắp.
Có thể bạn quan tâm

Cũng theo Quyết định này, diện tích mặt nước nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL đến năm 2016 sẽ có tối đa là 5.400 ha và cho ra sản lượng từ 1,25 đến 1,3 triệu tấn cá tra nuôi. Ước tính, sản lượng này sẽ cho kim ngạch xuất khẩu vào khoảng từ 2 tỷ đến 2,3 tỷ USD.

Ngày 13/9, tại TP. Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát và Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Đào Tấn Lộc đã chủ trì Hội nghị bàn giải pháp khai thác và xuất khẩu cá ngừ với sự tham gia của lãnh đạo Hiệp hội nghề cá, cá ngừ Việt Nam, ngư dân 3 tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa…

Trung tâm hỗ trợ 50% chi phí giống cho hộ tham gia mô hình. Trong quá trình triển khai, cán bộ kỹ thuật trực tiếp tham gia làm đệm lót và hướng dẫn hộ chăn nuôi thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật và bảo dưỡng đệm lót theo đúng quy định.

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Ngãi đã thực hiện mô hình nuôi ghép tôm với cá dìa trong ao đất tại xã Tịnh Hòa, huyện Sơn Tịnh.

Hiệu quả kinh tế từ nuôi ong lấy mật mang lại đã khiến nhiều hộ gia đình xã Thuận Hóa (Tuyên Hóa - Quảng Bình) nỗ lực phát triển đàn ong để nâng cao thu nhập cho gia đình, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng thương hiệu mật ong miền tây Quảng Bình.