Lê Bắc Hà được mùa, trúng giá

Theo thống kê, đến thời điểm này bà con trồng lê trên địa bàn huyện Bắc Hà đã thu hoạch được gần 200 tấn lê, chủ yếu là giống lê Tai-nung có nguồn gốc từ Đài Loan (Trung Quốc).
Thu nhập từ phát triển cây lê đã giúp nhiều hộ gia đình ở Bắc Hà vươn lên thoát nghèo.
Đây là giống được đưa về trồng thử nghiệm hơn 10 năm trước, đến nay nó càng tỏ ra phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của huyện Bắc Hà. Đến đầu năm 2015, toàn huyện đã có 142 ha lê, trong đó diện tích trồng giống lê Tai-nung là hơn 133,4 ha.
Giống lê này có quả hình tròn, vỏ màu xanh phớt hồng, trọng lượng trung bình đạt khoảng 300 - 400g/quả, thịt quả trắng, nhiều nước, ăn có vị ngọt mát, quả chín vào khoảng tháng 8, 9 và được người tiêu dùng ưu chuộng.
Lê trồng tập trung tại thị trấn Bắc Hà và một số xã có điều kiện thổ nhưỡng phù hơp như Tà Chải, Lầu Thí Ngài, Lùng Cải, Lùng Phình, Bản Già, Tả Van Chư, Hoàng Thu Phố, Na Hối, Bản Phố… Với giá thương lái thu mua tại gốc từ 20 - 30 nghìn đồng/kg, toàn huyện thu trên 3,5 tỷ đồng từ tiền bán lê.
Bà Lương Thị Én ở bản Lử Chồ II, xã Lầu Thí Ngài vui vẻ cho biết so với các năm trước, cây lê năm nay không chỉ cho năng suất, sản lượng cao mà giá thu mua cũng tăng nên mọi người trong bản rất mừng. Nhà nào cũng có thêm thu nhập để lo cho con cái ăn học và phát triển sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình đó, những ngày qua, huyện Cam Lộ đã tập trung chỉ đạo ngành chức năng cũng như chính quyền các địa phương tăng cường các biện pháp phòng chống, khoanh vùng không để bệnh lây lan ra diện rộng.

Chính vị trí địa lý đặc biệt ấy đã tạo nên một vùng tiểu khí hậu, thổ nhưỡng riêng có và tạo nên một giống gà bản địa thuần chủng, mà tên của thôn đã được đặt cho giống gà này: Gà Liên Minh.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) Quảng Bình đã thực hiện mô hình chăn nuôi gà thịt thả vườn trên địa bàn của 6 huyện, thị xã (Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch, Ba Đồn và Tuyên Hóa) với quy mô 15.000 con, thực hiện tại 15 hộ, mỗi hộ 1.000 con.

Hiện nay, bệnh viêm phổi dính sườn, bệnh tai xanh trên heo đang diễn biến khá phức tạp ở khu vực các tỉnh miền Đông Nam bộ. Đây là bệnh truyền nhiễm gây thiệt hại lớn đến các hộ chăn nuôi. Tại hội thảo, các bác sĩ thú y đã đưa ra các biện pháp, phác đồ điều trị hiệu quả nhất bằng cách sử dụng một số loại thuốc kháng sinh dành cho heo.

Tuyến đường 534 chạy qua địa phận Nghi Lộc (Nghệ An) trở nên tấp nập hơn từ ngày trại nuôi bò Úc ở cụm công nghiệp Đô Lăng thuộc xã Nghi Lâm đi vào hoạt động. Đây là trại nuôi bò thịt, nhập ngoại đầu tiên của khu vực phía Bắc, và là trại nuôi bò thứ 7 của công ty Kết Phát Thịnh có trụ sở ở tỉnh Long An (6 trại khác ở Long An và TP. Hồ Chí Minh)...