Mô Hình Gà Thịt Thả Vườn Đạt Hiệu Quả

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) Quảng Bình đã thực hiện mô hình chăn nuôi gà thịt thả vườn trên địa bàn của 6 huyện, thị xã (Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch, Ba Đồn và Tuyên Hóa) với quy mô 15.000 con, thực hiện tại 15 hộ, mỗi hộ 1.000 con.
Mục tiêu của mô hình nhằm xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi gà thả vườn chất lượng cao ở vùng gò đồi, từng bước hình thành chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, tiến tới xây dựng "thương hiệu gà đồi" cho địa phương có lợi thế nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội, đồng thời nâng cao giá trị thu nhập cho người chăn nuôi gà ở vùng gò đồi.
Đến nay, sau 2 - 3 tháng nuôi, gà sinh trưởng và phát triển tốt, gà đạt trọng lượng bình quân 1,5kg/con, dự kiến gà nuôi 3 - 4 tháng tuổi đạt trên 1,7kg/con, với giá bán 70.000 đồng/kg như hiện nay, sau khi trừ các chi phí (thức ăn, thuốc thú y, điện, khấu hao chuồng trại) thì người chăn nuôi lãi khoảng 22.160 đồng/con.
Theo đánh giá, gà thích nghi với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, thức ăn, nước uống và chuồng trại của các địa phương, tỷ lệ nuôi sống đạt trên 91%, ít bệnh tật, chất lượng gà thịt ngon, dễ bán hơn các giống gà khác, có thể khuyến khích nhân rộng trong sản xuất.
Từ kết quả đạt được của mô hình, trong thời gian tới, Trung tâm KNKN Quảng Bình đã đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình tiếp tục hỗ trợ kinh phí để nhân rộng mô hình, từng bước xây dựng thương hiệu gà đồi cho các địa phương, nâng cao giá trị thu nhập cho người chăn nuôi, giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi.
Có thể bạn quan tâm

Bà Lê Thị Thanh Hương – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nông dân nông thôn (T.Ư Hội Nông dân Việt Nam) cho biết như vậy tại buổi họp báo ngày 19.10 về Festival Nông nghiệp 2015. Theo bà Hương: Hiện tại, hệ thống kho chứa bảo quản lúa, gạo đã có khối lượng lớn.

Xã Bình Giang từng là địa phương nghèo nhất nhì của vùng cát trắng Thăng Bình (Quảng Nam). Sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Bình Giang đã ra khỏi danh sách xã nghèo với những bước chuyển mình ngoạn mục.

Từ một người phụ nữ không biết chữ, chị Trần Thị Bé, ở thôn Vân Cẩm, xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa, Bắc Giang) đã trở thành một nữ “đại gia” với việc sở hữu tới trên 1.000 con lợn.

Mất đất, mất kế sinh nhai, thế nhưng nhờ được hỗ trợ học nghề, người dân phường Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội) vẫn tìm được việc làm với thu nhập khá.

Ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia khẳng định, nuôi tôm theo VietGAP đảm bảo tiêu chí “4 an” là an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an sinh xã hội.