Làm Mạ Tập Trung Cấp Cho Nông Dân

Tại các huyện Văn Yên, lực lượng khuyến nông cơ sở, thanh niên tình nguyện đã tổ chức gieo mạ tập trung. Các sân trường, nhà văn hóa…được tận dụng làm nơi gieo mạ.
Ở nhiều tỉnh miền núi, có một vấn đề hết sức đáng tiếc là nhiều nơi, bà con vội vàng phá bỏ những diện tích mạ đã gieo trước tết mà không cần biết mạ còn tốt hay không. Tại xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, khi Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Vũ Văn Tám và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trịnh Duy Quyền đến kiểm tra, mặc dù trời đã hửng nắng nhưng người dân không hề dỡ bỏ nylon che phủ.
Tại ruộng nhà chị Đàm Thị Mai, nylon vẫn phủ kín mít. Hỏi tại sao không dỡ nylon che phủ khi trời đã nắng ấm, chị Mai quả quyết: Mạ này đã gieo lâu lắm rồi, từ trước tết kia nên cán bộ khuyến nông xã bảo phá đi để gieo mạ từ giống mới do huyện hỗ trợ. Đại diện Cục Trồng trọt phải thuyết phục rất lâu, chị Mai mới xuống dỡ nylon trên luống mạ. Mọi người đều ngỡ ngàng bởi ruộng mạ còn khá xanh. Số mạ này đã vượt qua giá rét nên cấy xuống sẽ phát triển rất nhanh và tốt. Anh cán bộ khuyến nông xã trong bộ áo trắng, giầy da đen vẫn thản nhiên ngồi trên bờ ruộng mặc dù Phó Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên Lưu Quang Định đi vội đôi ủng để xuống dỡ nylon cùng bà con.
Câu chuyện tại Hà Giang cho thấy, mặc dù trên TƯ, tỉnh đã có hết các công điện, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật rõ ràng, nhưng thực tế tại nhiều thôn, bản những chỉ đạo này đã không đến được với người sản xuất. Diện tích mạ còn tốt, bà con không tận dụng cấy để kịp thời vụ mà lại phá bỏ để gieo
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông Hà Nội vừa phối hợp UBND phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình “Sản xuất hoa lily giống mới chất lượng cao” năm 2015.

Ngày nay cuộc sống đã dần hiện đại, internet và các công cụ truyền thông đã “gõ cửa” từng vùng, từng nhà, chính nhờ đó, nhiều nông dân đã tham khảo, học hỏi và làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Đó là Nguyễn Anh Duy, sinh năm 1985, ngụ xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) - người tiên phong đưa nghề trồng hoa treo về làng, thu lãi 1,5 tỷ đồng/năm và tạo việc làm cho nhiều lao động trong vùng.

Với việc chăm sóc theo tiêu chuẩn 4C, hàng chục ngàn nông dân tại Tây Nguyên đã tăng thêm thu nhập hàng năm lên 14%/ha cà phê so với cách canh tác truyền thống.

Trong 9 tháng đầu năm 2015, Việt Nam có đến 582 lô hàng thủy sản bị 38 nước trả về.