Làm Giàu Từ Trồng Cây Ăn Trái

Bà Phạm Thị Chín ở khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, được biết đến là người thành công với mô hình trồng cây ăn trái, mỗi năm thu nhập gần 100 triệu đồng.
Vợ chồng bà Chín là những nông dân quê gốc Tiền Giang, nên việc trồng cây ăn trái như là niềm đam mê và cũng là nghề nghiệp chính để mang lại thu nhập cho gia đình.
Sau nhiều trăn trở lựa chọn giống cây trồng phù hợp với đất đai, thời tiết và thị trường tiêu thụ ổn định, vợ chồng bà Chín nhận thấy nhãn là giống cây trồng sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Năm 1997, bà Chín trồng hơn 300 gốc nhãn trên phần đất 1 ha, xen kẽ với nhãn là các loại cây trồng khác như bưởi, xoài…
Do giống cây trồng tốt, chất lượng, được bà Chín mang từ Tiền Giang về nên cây phát triển khá nhanh và mang lại năng suất cao. Cùng với những kinh nghiệm chăm sóc cây của gia đình như: tạo mô đất trồng cây, siết cành, chọn trái, bón phân… nên sau một thời gian ngắn vườn nhãn của gia đình bà Chín trở nên xum xuê và cho trái rất sai.
Nhãn mỗi năm chỉ thu hoạch một đợt, qua mỗi đợt thu hoạch bà Chín có lợi nhuận từ 60-70 triệu đồng. Nhãn sau khi thu hoạch sẽ có thương lái từ thị trấn vào đến tận nhà thu mua, giá dao động từ 18.000-25.000 đồng/kg.
Đến năm 2011, bà Chín mở rộng quy mô sản xuất trồng thêm 250 gốc mít. Vừa qua, bà chín thu hoạch xong 50 gốc mít, mang lại thu nhập hơn 20 triệu đồng. Mỗi trái mít có trọng lượng từ 5 kg trở lên, giá cả dao động từ 13.000-15.000 đồng/kg.
Bà Chín chia sẻ: “Vợ chồng tôi quê ở Tiền Giang nên trồng cây ăn trái như là một nghề trong gia đình. Cùng với việc học hỏi kinh nghiệm từ những người bà con trồng cây ăn trái với quy mô lớn nên chúng tôi phần nào cũng áp dụng được cho việc trồng trọt của gia đình”.
Bà Trịnh Ngọc Hậu, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Trần Văn Thời, đánh giá: “Trong nhiều năm qua, chị Chín là điển hình cho phụ nữ sản xuất giỏi trên địa bàn thị trấn. Thời gian tới, Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn sẽ tổ chức nhân rộng mô hình này trong chị em hội viên”.
Với nhiều đóng góp trong tổ chức hội, cũng như nhiệt tình tham gia các phong trào ở địa phương, bà Chín đã được Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời khen thưởng về thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước của phụ nữ (giai đoạn 2005-2010).
Có thể bạn quan tâm

Đã qua nửa tháng thu hoạch nhưng gần 20 ha ngô Sugar 75 (ngô ngọt) mà một số nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị liên kết sản xuất với Công ty Cổ phần Tín Đạt Thành vẫn chưa được thu hoạch vì doanh nghiệp không thu mua sản phẩm cho nông dân như cam kết ban đầu.

Cùng với việc giá quế vỏ tăng cao, năm nay, người trồng quế ở tỉnh Quảng Ngãi còn đón nhận niềm vui mới, khi một nhà máy chế biến tinh dầu từ cành, lá quế được đầu tư xây dựng ngay trên đất quế Trà Bồng.

Năng suất bình quân đạt hơn 7,38 tấn/ha, nếp tươi được thương lái mua tại ruộng dao động từ 4.900 - 5.000 đồng/kg. Với năng suất đạt và giá nếp cao như hiện nay, bà con nông dân rất phấn khởi, vì lợi nhuận đem lại từ cây nếp trong vụ này cao hơn vụ trước gần 7 triệu đồng/ha.

Thực hiện chỉ đạo của thường trực Ban chỉ đạo Tây Nguyên, các tỉnh Tây Nguyên đã phối hợp với Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ xác định một số giống khoai mì mới, khuyến cáo đưa các giống khoai mì năng suất cao, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện hạn hán vào trồng đại trà ở Tây Nguyên, gồm: KM 140, KM 98-5, KM 98-7, KM 419, SM 939-26.
Sáng 8-5, gia đình anh Vũ Đại Vương (ngụ tại ấp 3, xã Thừa Đức, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) đã đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Cẩm Mỹ tiến hành điều tra, truy tìm hung thủ đã chặt phá toàn bộ khu vườn điều của gia đình mình.