Cà Mau Hội Thảo Kỹ Thuật Về Nuôi Tôm Sinh Thái Và Trồng Rừng Ngập Mặn

Ngày 20/10, tổ chức phát triển Hà Lan phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo tham vấn các bên có liên quan về phát triển kỹ thuật nuôi tôm sinh thái và trồng rừng ngập mặn tại Ban quản lý rừng phòng hộ Nhưng Miên.
Đây là hoạt động trong khuôn khổ của Dự án “Khôi phục rừng ngập mặn thông qua mô hình nuôi tôm bền vững và giảm phát thải tại Cà Mau”.
Các đại biểu đến từ các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các Ban quản lý rừng phòng hộ, đại diện các tổ chức quốc tế đang có dự án tại Cà Mau và đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú được nghe các chuyên gia tư vấn của dự án trình bày 4 chuyên đề về kỹ thuật nuôi tôm sinh thái; đa dạng sinh học và kỹ thuật trồng rừng trên vuông tôm; đánh giá môi trường và kế hoạch quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản; nghiên cứu mật độ thả và vi sinh đối với môi trường sinh thái.
Mô hình nuôi tôm sinh thái rừng, tôm mang yếu tố bền vững cao, nếu phát triển đúng cách sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng hiệu quả, sản phẩm thu được nếu được tổ chức quốc tế chứng nhận sẽ có giá cao hơn.
Được biết Cà Mau hiện nay đã có gần 10.000 ha tôm, rừng được chứng nhận là tôm sinh thái.
Có thể bạn quan tâm

Trong tuần vừa qua, 2lúa có dịp về vùng "nóng" nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau. Hiện nay, toàn địa bàn tỉnh Cà Mau đang vào mùa vụ nuôi tôm, các đầm ao đang trong giai đoạn xử lý nước hoặc đã bắt đầu thả tôm

Cây mận vốn là cây ăn quả thế mạnh của nông dân ở huyện Mộc Châu – Sơn La. Tuy nhiên trước đây, người dân thường để cây mận phát triển tự nhiên mà không có kỹ thuật chăm sóc dẫn đến sự suy giảm về chất lượng và giá trị kinh tế, thì những năm gần đây được sự hỗ trợ của các nhà khoa học cùng với các tổ chức hợp tác quốc tế, bà con đã được hướng dẫn cách chăm sóc, đốn tỉa, trẻ hóa vườn mận nhằm tiến tới cải tiến năng suất và chất lượng.

Trước đây, bà con nông dân ở xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) thường "giải quyết" rơm - một phế phẩm trong nông nghiệp bằng cách đốt bỏ. Thế nhưng hiện nay, rơm lại đắt hàng, có giá hơn vì có thể phục vụ trồng rẫy, làm thức ăn cho bò..

Trong vài năm gần đây, nhiều nông dân ở Khánh Hòa đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng giống xoài R2E2 (còn gọi là xoài Úc), nhờ đó có thu nhập tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Từ đầu năm 2011 đến nay, tỉnh Cà Mau đã đề xuất, ban hành nhiều giải pháp nhằm phát triển, nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi, đề ra các biện pháp về công tác quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, vùng nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm kết hợp trồng lúa, nuôi tôm sinh thái, quy hoạch nuôi tôm gắn với bảo vệ môi trường