Co.op Mart Thu Mua Cà Chua Cho Nông Dân

Lượng cà chua mua thêm, ngoài bán tại TP.HCM, Saigon Co.op tổ chức xe đưa ra bán tại các tỉnh miền Trung và miền Bắc
Ngày 23-10, ông Nguyễn Thành Nhân, phó tổng giám đốc Saigon Co.op (quản lý hệ thống siêu thị Co.op Mart), cho biết Saigon Co.op đang tổ chức thu mua cà chua cho một số hộ nông dân có cà chua bị rớt giá tại Lâm Đồng thông qua các đơn vị cung ứng nông sản tại Đà Lạt.
Theo đó, ngoài lượng cà chua thu mua theo hợp đồng đã ký với các đơn vị liên kết từ trước đó, Saigon Co.op thu mua thêm ngoài kế hoạch 12 tấn/ngày, với giá 6.000 đồng/kg và bán ra với giá 6.900 đồng/kg, thấp hơn giá bán ở các chợ lẻ ở TP.HCM.
Thời điểm cuối tuần, khi sức mua tăng, Saigon Co.op tăng lượng mua của nông dân lên 16 tấn/ngày. Lượng cà chua mua thêm, ngoài bán tại TP.HCM, Saigon Co.op sẽ tổ chức xe đưa ra bán tại các tỉnh miền Trung và miền Bắc.
Theo tính toán, đến thời điểm hiện tại, Saigon Co.op đã tiêu thụ cho nông dân Lâm Đồng 300 tấn cà chua.
Như Tuổi Trẻ đã thông tin (ngày 17-10), vùng trồng cà chua lớn nhất của Lâm Đồng là huyện Đức Trọng và Đơn Dương đang lâm vào tình trạng ế ẩm.
Theo tính toán, vùng này có khoảng 4.000ha cà chua với khoảng 160.000 tấn/vụ. Hiện cà chua đã chín khoảng 50% diện tích, nông dân không bán được phải đổ bỏ.
Có thể bạn quan tâm

Nhắc đến xã Thạnh Hội (Tân Uyên) người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh “cù lao hành”. Nhưng đến Thạnh Hội vào thời điểm này cây hành dường như đã trở thành “thứ yếu” vì cây bạc hà mới là cây trồng chủ lực.

Tính bình quân mỗi năm, lão nông Nguyễn Văn Ký, 73 tuổi, ấp 3, xã Phú Minh, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) có thể kiếm được khoảng 100 triệu đồng từ việc bán con giống cá lóc bông, hiệu quả hơn hẳn làm lúa.

Hiện nay, ở xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) phát triển mạnh mô hình trồng dừa Xiêm (DX), bởi hiệu quả kinh tế của loại cây này rất cao. Trong tương lai, DX có thể trở thành loại cây chủ lực của xã nếu người dân biết đầu tư mở rộng sản xuất cũng như được sự quan tâm của các ngành, các cấp. Đó là chia sẻ của ông Phạm Thúc - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Ích.

Tại Việt Nam nói chung và tỉnh Long An nói riêng, cá trê vàng lai đã được nuôi nhiều nơi từ nhiều năm qua. Trong khi đó cá trê vàng có giá trị kinh tế cao hơn nhiều, lại khan hiếm chủ yếu dựa vào tự nhiên. Gần đây, quy trình sản xuất giống cá trê vàng đã thực hiện thành công ở các Viện, Trường đại học, chưa được nhân rộng cho các trại giống cũng như nông hộ. Do vậy nguồn giống cá trê vàng rất khan hiếm, diện tích nuôi cá trê vàng là rất ít không đáng kể.

Ở ấp Bắc 3, xã Hòa Long (TP.Bà Rịa) ông Nguyễn Huỳnh Kiến là người đầu tiên dám đầu tư, phát triển kinh tế vườn - ao - chuồng (VAC) ở vùng đất trũng bỏ hoang, mang lại hiệu quả kinh tế, giúp gia đình ông ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu.