Làm Giàu Từ Cam Canh, Bưởi Diễn

Được sự giới thiệu của đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân xã Việt Dân, (huyện Đông Triều, Quảng Ninh), chúng tôi tới thôn Đồng Ý để tham quan khu vườn trồng cây cam Canh, bưởi Diễn của gia đình anh Nguyễn Văn Hào, người nông dân đã trở nên giàu có khi đưa hai loại cây này vào trồng trên chính mảnh đất quê hương.
Sinh năm 1976, tại thôn Đồng Ý, trong một gia đình có đông anh em, sau khi học xong phổ thông, Nguyễn Văn Hào ở nhà phụ giúp gia đình phát triển kinh tế. Năm 1999 anh lập gia đình, được bố mẹ cho một mảnh đất, hai vợ chồng anh xin ra ở riêng.
Lúc đó hai vợ chồng trẻ nghề nghiệp không có chỉ cấy vài sào ruộng, nên điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn, vợ chồng anh vay mượn tiền mua chiếc xe ô tô tải để chở thuê, sau vài năm chạy xe mà chẳng thấy khấm khá hơn, nên anh quyết định bán xe tìm hướng khác để làm ăn. Năm 2008, anh nhận thấy tại cánh đồng khu Đồng Nai của thôn mình, có nhiều diện tích đất pha cát, nguồn nước tưới tiêu khó khăn, nên chỉ cấy được một vụ lúa.
Vì vậy, anh xin địa phương chuyển đổi mục đích để đầu tư phát triển kinh tế. Được địa phương cấp cho hơn 1ha đất, vợ chồng anh rồng rắn xuống đây lập nghiệp mới. Anh Hào cho biết: “Khi mới xuống đây nhìn toàn bộ khu vực này mênh mông, nhiều chỗ cỏ mọc um tùm, mới đầu thấy vậy cũng nản lắm, mình đã xuống đây rồi chẳng nhẽ lại bỏ cuộc, vợ chồng động viên nhau bắt tay vào cải tạo số diện tích đất đã được cấp thành khu vườn trồng cây.
Sau đó tôi đến một số địa phương như: Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội… tìm hiểu loại cây nào phù hợp với chất đất để đưa về trồng, sau thời gian tìm hiểu tôi đã quyết định đưa hai loại cây cam Canh và bưởi Diễn về trồng. Vì hai loại cây này có điều kiện tương đồng với chất đất và khí hậu của địa phương, quan trọng là nó có hiệu quả kinh tế cao”.
Mới đầu Nguyễn Văn Hào vay 20 triệu đồng của Ngân hàng NN&PTNT huyện, để mua 300 cây bưởi Diễn giống về trồng trên diện tích 6 sào đất, sau một năm, anh đầu tư trồng thêm 500 cây cam Canh trên toàn bộ phần diện tích còn lại.
Anh Hào cho biết thêm, cam Canh và bưởi Diễn là hai loại cây có múi, mang đặc tính ngọt nên cách thức trồng và chăm sóc cũng rất khác so với nhiều loại cây ăn quả, như trồng phải đánh luống theo hàng, bên dưới có rãnh, mỗi cây trồng khoảng cách từ 2-3m, tiến hành tưới cho cây liên tục.
Đặc biệt vào giai đoạn bói quả, việc chăm sóc có phần đặc biệt hơn, khi cây vào giai đoạn quả bắt đầu tạo múi, phải có nước cá ngâm với quả đậu tương nghiền nhỏ đã được ủ kỹ để tưới lên gốc của mỗi cây, tưới liên tục hàng tuần, vì tưới như vậy sẽ tạo ra chất dinh dưỡng cho cây, tạo cho quả có độ ngọt cao. Ngoài ra, khi thu hoạch xong, tiến hành phát quang cành, bơm nước vào rãnh và tiến hành phun vôi nhạt lên toàn bộ thân cây để diệt trừ bệnh nấm.
Điều đặc biệt ở cây cam Canh và bưởi Diễn, từ lúc đơm hoa kết trái có thời gian gần 1 năm mới cho thu hoạch, thường là vào dịp cuối năm, tầm khoảng tháng 11 âm lịch, thời gian thu hoạch kéo dài đến Tết Nguyên đán, nên thuận lợi cho việc tiêu thụ.
Ngoài ra, chất lượng của bưởi Diễn và cam Canh nơi đây rất ngon, được ưa chuộng trên thị trường. Từ vườn cây cam Canh, bưởi Diễn này, mỗi năm anh Nguyễn Văn Hào thu nhập gần 400 triệu đồng. Hiện nay anh Nguyễn Văn Hào không những là một tấm gương sáng về phát triển kinh tế, mà anh còn là một trong những nông dân có kinh nghiệm trong việc trồng cây cam Canh, bưởi Diễn ở nơi đây.
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể như tuyên truyền rộng rãi tới từng hộ sản xuất kinh doanh cà phê về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng cà phê trong nền kinh tế thị trường, từ đó làm chuyển biến nhận thức của bà con trong việc thực hiện đúng quy trình thu hoạch cà phê chín với tỷ lệ trên cây từ 90% trở lên, không hái quả xanh cũng như để chín quá làm khô, rụng.

Đồng Nai nổi tiếng có những vùng bưởi ngon, như: bưởi đường lá cam Tân Triều, bưởi ruột hồng Định Quán... Tuy nhiên, loại trái ngon này vẫn chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa. Để phát triển cây bưởi bền vững, việc tăng diện tích cần gắn với cơ hội thị trường, nhất là hướng đến xuất khẩu.

Nhiều vấn đề được đặt ra, như: thiếu nguồn vốn xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở để đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; chương trình cây con chủ lực; quy hoạch sản xuất nông nghiệp; quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung; công tác triển khai vụ đông - xuân 2014-2015 và công tác phòng chống lụt bão…

Hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng là hướng đến sử dụng các sản phẩm chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đáp ứng nhu cầu này, tại xã Tân Thuận Đông (TP.Cao Lãnh) người dân đã dần áp dụng mô hình sản xuất bao trái sạch, an toàn khá hiệu quả.

Ngày 16/10, tại Khách sạn Iris (TP.Cần Thơ), Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI) phối hợp với Hiệp hội cá tra Việt Nam tổ chức Hội thảo công nghệ chế biến thực phẩm gia tăng giá trị cho ngành cá Việt Nam.