Công Nghệ Chế Biến Thực Phẩm Gia Tăng Giá Trị Cho Ngành Cá Việt Nam

Ngày 16/10, tại Khách sạn Iris (TP.Cần Thơ), Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI) phối hợp với Hiệp hội cá tra Việt Nam tổ chức Hội thảo công nghệ chế biến thực phẩm gia tăng giá trị cho ngành cá Việt Nam.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng việc nâng cao giá trị cho ngành cá hiện nay cần hoàn thiện hệ thống công nghệ chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, tập trung vào 4 vấn đề chính: tổ chức sản xuất ngành cá tra theo chuỗi giá trị gia tăng; chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hóa sản phẩm, chế biến phụ phẩm cá tra thành các sản phẩm thực phẩm và phi thực phẩm có giá trị; đầu tư công nghệ và thiết bị sản xuất hiện đại; giảm tỷ lệ sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh.
Theo đó, các đại biểu đánh giá, ngành cá Việt Nam cần đi sâu vào công nghệ chế biến các sản phẩm giá trị nhằm cung cấp trực tiếp đến người tiêu dùng các sản phẩm ăn nhanh. Từ đó, sẽ đẩy mạnh việc sản xuất những sản phẩm mới là thức ăn liền từ cá, làm tăng tiêu thụ nguồn nguyên liệu. Đây là hướng đi chính trong thời gian tới để nâng cao thu nhập cho người nuôi cá.
Có thể bạn quan tâm

Hiện bà con nông dân ở Tây Nguyên đang bước vào mùa thu hoạch ngô vụ hè thu. Điều đáng buồn là vụ ngô này nông dân mất mùa kép...

Qua hơn một năm thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được triển khai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã được ngư dân tham gia hưởng ứng tích cực.

Vừa qua Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố mức thuế cuối cùng cho tôm nhập khẩu từ Việt Nam (VN) giai đoạn POR9

Mùa nước nổi, bên cạnh các nghề ăn theo con nước như đặt trúm, đẩy côn, kéo lưới, cắm câu, đặt dớn…, thì việc bắt ốc bươu vàng cũng trở thành nghề “làm chơi ăn thật”...

Không ngoài dự kiến của người chăn nuôi có kinh nghiệm ở Bình Định, sau thời gian dài “tuột dốc”, hiện giá các loại gia súc, gia cầm đang bắt đầu tăng cao.