Rà Soát Các Chương Trình Nông Nghiệp Để Phân Bổ Kinh Phí Hợp Lý

Hội nghị giao ban công tác nông nghiệp nhằm bàn các biện pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững do UBND tỉnh tổ chức vừa diễn ra tại huyện Thống Nhất.
Nhiều vấn đề được đặt ra, như: thiếu nguồn vốn xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở để đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; chương trình cây con chủ lực; quy hoạch sản xuất nông nghiệp; quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung; công tác triển khai vụ đông - xuân 2014-2015 và công tác phòng chống lụt bão…
Tại hội nghị, các đại biểu đánh giá cao các mô hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Thống Nhất, địa phương cần quan tâm và nhân rộng.
Giám đốc Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Phạm Minh Đạo cho biết, hiện nay các chương trình, dự án đang gặp khó khăn về việc thiếu đồng bộ trong công tác tổ chức triển khai. Vì vậy, cần tiến hành rà soát, đánh giá các chương trình để phân bổ kinh phí hợp lý; xúc tiến trong việc cấp giấy và đăng ký cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tăng cường phòng chống dịch bệnh; tiếp tục theo dõi, hướng dẫn, duy trì hoạt động và hỗ trợ các tổ hợp tác nông nghiệp; vận động, hỗ trợ tìm kiếm nhà đầu tư cơ sở giết mổ tập trung.
Có thể bạn quan tâm

Trong tháng 6/2014, Đại sứ quán Việt Nam tại Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) liên tiếp gửi hai công điện về nước đề cập đến quy định mới của Bộ Môi trường và Nước UAE. Đó là từ ngày 01/9/2014, tất cả các lô hàng cá nuôi XK sang UAE phải kèm theo chứng thư có nội dung “Cá nuôi không sử dụng thức ăn có chứa protein của lợn hoặc động vật khác, chỉ được sử dụng protein có nguồn gốc từ biển nhưng không bao gồm protein của cùng loài cá nuôi đó”.

Ông Hồ Văn Nhung vốn là cựu thanh niên xung phong của Nông trường quốc doanh La Ngà. Năm 1983, xuất ngũ về quê nhà ở khu phố 5, phường Đức Long, Phan Thiết, Bình Thuận. Thời điểm đó, cuộc sống gia đình ông gặp muôn vàn khó khăn.

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mùa đông 2014 - 2015, toàn tỉnh Lào Cai có 39.000/65.000 hộ chăn nuôi chủ động được nguồn thức ăn cho khoảng 110.000 gia súc, chủ yếu là dự trữ nguồn thức ăn thô và thức ăn tinh.

Đó là mô hình của hộ ông Nguyễn Đình Trung, ở thôn An Chánh, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn (Bình Định). Ông Trung bắt đầu nuôi chim bồ câu từ lúc mới 16 tuổi, với số lượng 2 - 3 cặp, chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình. Đến nay, ông theo nghề nuôi chim bồ câu đã hơn 45 năm.

Theo một số hộ nuôi vịt trên địa bàn huyện Thống Nhất (Đồng Nai), hiện nay giá vịt đang được các thương lái thu mua ở mức từ 36 – 37 nghìn đồng/kg, giảm từ 23 – 24 nghìn đồng/kg so với cách đây một tháng. Với giá vịt như hiện nay, người chăn nuôi chỉ huề vốn chứ không có lời.