Làm Giàu Nhờ Nuôi Nhím

Nếu như việc nuôi dế để làm thực phẩm đưa ra thị trường giúp nông dân trẻ Nguyễn Thanh Tùng (Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. HCM) trở thành tỷ phú thì cũng tại địa phương này người cựu chiến binh Phạm Ngọc Tuân (xã Nhuận Đức) cũng đi lên từ cặp nhím giống.
Ông Tuân nói, nhím con nuôi dễ, khoảng 1 năm thì sinh, mỗi năm 2 lứa, lứa đầu được từ 1 - 2 con, từ lứa thứ hai trở đi chúng đẻ 4 - 5 con. nhím 2 tháng tuổi có thể xuất chuồng. Vài năm trước giá chỉ khoảng 3 triệu đồng/cặp, nay đã lên 6 triệu đồng, có khi khan hiếm giống giá lại lên cao gấp 3, 4 lần, nhưng phải đặt cọc trước.
Nhím mẹ (đẻ một lứa) trên 30 triệu đồng/cặp. Do nhu cầu mua giống ngày càng nhiều nên dù giá nhím giống có cao nhưng không đủ bán. Nhím thịt được các chủ quán bao tiêu với giá 250.000 - 300.000 đồng/kg.
Nhím tuy là giống có nguồn gốc hoang dã nhưng rất dễ nuôi, ít bệnh tật. Thức ăn của chúng chỉ là những loại rau củ rẻ tiền như bầu bí, khoai lang, khoai mì, rau cải... chi phí để nuôi một nhím mẹ mỗi ngày chỉ từ 3.000 - 4.000 đồng. Chuồng trại nuôi rất đơn giản (dùng những tấm lưới sắt ghép lại), cất trên nền xi măng.
Mỗi cặp nhím chỉ cần diện tích 1 m2. Nếu vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, ăn uống đầy đủ chúng sẽ khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh. Hiện đàn nhím của ông Tuân đã có hơn 150 cặp bố mẹ, trong đó nhiều con nặng 17 - 18 kg. Riêng con nhím ông nuôi đầu tiên nay đã đẻ trên 40 lứa. Theo kinh nghiệm, nhím nuôi được 1 năm tuổi bắt đầu sinh sản và đẻ liên tục 15 - 20 năm.
Tính trung bình mỗi ngày, một con nhím chỉ ăn hết 3.000 đồng; một năm chỉ hết 1 triệu đồng tiền thức ăn. Một năm chỉ cần có 10 đôi nhím sinh sản có thể thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Chính lợi nhuận thu được cao như vậy nên số người tìm học và nuôi nhím không ngừng tăng. Hiện có nhiều người nuôi, việc nuôi cũng đạt được mục đích “vượt khó làm giàu một cách vững vàng” ở các quận, huyện khác.
Ông Thân Quang Vịnh, 58 tuổi, một nông dân được coi khá thành đạt từ mô hình nuôi nhím, heo rừng tại phường Linh Xuân, quận Thủ Đức. Ông Nguyễn Ngọc Ẩn (ấp Bò Cạp, xã Nhuận Đức, Củ Chi), ông Nguyễn Văn Hiệp (Thủ Đức), chị Nguyễn Thị Thu (Thủ Đức)... thành những người khá giàu từ việc chịu khó tìm học và nuôi nhím thành công. Một số hộ thấy việc nuôi nhím hiệu quả cao “1 vốn 4 lời” nên đầu tư xây dựng trang trại ở TP hoặc các tỉnh.
Theo ông Nguyễn Đình Cương (Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP. HCM), Bộ NN - PTNT và TP khuyến khích các tổ chức, cá nhân gây nuôi và phát triển động vật hoang dã có khả năng sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt như: heo rừng, nhím, hươu, kỳ đà, nai, trăn, kể cả cá sấu; trừ động vật quý hiếm nuôi nhốt không sinh sản hoặc một số động vật hoang dã đặc biệt như: gấu, hổ, báo, voi... nhưng đều phải đăng ký với chi cục kiểm lâm để dễ kiểm tra xác nhận đủ điều kiện gây nuôi phát triển về diện tích chuồng nuôi, bảo vệ môi trường, thú y... Hiện TP. HCM có 12 cơ sở, 93 cá nhân đăng ký gây nuôi gần 5.000 con, nhưng vẫn còn nhiều cá nhân chưa đăng ký hoặc ngại không đăng ký.
Có thể bạn quan tâm

Cùng thời điểm này, bà con nông dân thu hoạch được 16.214 ha lúa mùa và 38.810 ha lúa trên đất nuôi tôm, năng suất đạt 3,87 tấn/ha. Với giá lúa khô bình quân khoảng 6.000 đồng/kg, người trồng lúa có lãi trên 30% nên bà con rất yên tâm tập trung đầu tư sản xuất vụ mùa năm 2014.

Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành sản xuất và thử nghiệm phân NPK nhả chậm và chất giữ ẩm cho các cây trồng ở Tây Nguyên.

Ông Lê Văn Dũng, SN 1955, hiện ở ấp Long An B, xã Phú Thọ là người tiên phong của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nuôi cá thác lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao thành công.

Với mong muốn phát triển nghề trồng nấm, xã Quế Nham, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung xây dựng làng nghề, mở rộng phạm vi sản xuất, từng bước mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây.

Vườn tiêu hơn 500 trụ là nguồn thu nhập chính đối với gia đình anh Lê Trung Nhớ (thôn 3, xã Ia Pal, huyện Chư Sê - Gia Lai). Anh Nhớ cho biết: Gia đình tôi có hơn 1.000 trụ tiêu, trong đó khoảng 500 trụ được trồng bằng cây trụ chết (gỗ) mới thu hoạch được 2 năm thì xuất hiện nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm. Bây giờ, gia đình tôi chỉ còn trông chờ vào 500 trụ tiêu trồng bằng cây keo này mà thôi.