Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Trắm Đen Công Nghiệp Lãi 200 Triệu Đồng Mỗi Ha

Nuôi Cá Trắm Đen Công Nghiệp Lãi 200 Triệu Đồng Mỗi Ha
Ngày đăng: 25/02/2015

Cá trắm đen có thị trường tiêu thụ rộng nên đạt hiệu quả kinh tế cao gấp gần 4 lần so với các loại cá truyền thống.

Trung tâm Giống Thủy sản Hà Nội cho biết, mô hình nuôi cá trắm đen tại hai huyện Ba Vì và Chương Mỹ (Hà Nội) với tổng quy mô 2 ha bước đầu đã đem lại hiệu quả rõ rệt, ước tính đạt năng suất từ 10-11 tấn/ha cho lợi nhuận 200 triệu đồng/ha.

Nuôi cá trắm đen, theo phương pháp công nghiệp dễ nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao, chất lượng thịt thơm ngon, thị trường tiêu thụ rộng nên đạt hiệu quả kinh tế cao gấp gần 4 lần so với các loại cá truyền thống.

Trắm đen là một trong số các loại cá đặc sản nước ngọt không những có chất lượng thịt thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn có một số tác dụng tốt trong y học nên được người dân ưa chuộng. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, giá thành trên thị trường cao, từ 120.000-140.000 đồng/kg, các mô hình nuôi cá trắm đen đã đem lại hiệu quả cao cho người nuôi.

Kỹ sư Vũ Thị Ngân - Trung tâm Giống thủy sản Hà Nội cho biết, cá trắm đen sống trong môi trường nước sạch, được thả với mật độ 0,4 con/m2 với tỷ lệ thả ghép 99% cá trắm đen, 1% cá mè, quy cỡ cá 1,0-1,2 kg/con.

Trong suốt quá trình nuôi cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra các yếu tố môi trường cũng như các hoạt động của cá để có biện pháp chăm sóc thích hợp. Thức ăn cho cá chủ yếu là thức ăn công nghiệp với hàm lượng đạm ≥ 35%, ngoài ra có thể cho cá ăn thêm ốc để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn.

Theo kinh nghiệm của các hộ, để nuôi cá trắm đen đạt hiệu quả kinh tế cao cần lưu ý cá trắm đen có nhu cầu ô xy cao hơn các loài cá khác. Nếu không đủ ôxy cá chậm phát triển, dễ bị bệnh và chết.

Do đó, môi trường ao nuôi luôn sạch, bề mặt ao thoáng. Mực nước trong ao luôn giữ khoảng 1,5-2m, khi cá lớn hơn 2 kg cần duy trì mức nước sâu trên 2m. Hàng tuần bơm thêm nước mới để kích thích sinh trưởng và thay nước nếu thấy cần thiết.

Để phòng trừ dịch bệnh cho cá, định kỳ 10-15 ngày bón vôi bột với liều lượng 2 kg/100m2. Sau khi nuôi khoảng 1 năm cá đạt kích cỡ từ 2-3 kg/con (có con vượt cỡ đạt 3,5-4 kg/con), lúc này có thể tiến hành thu tỉa để giảm mật độ.

Theo Trung tâm Giống Thủy sản Hà Nội, mô hình nuôi cá trắm đen hứa hẹn mang lại hiệu quả cao góp phần tăng thêm thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Hiện nay, sản lượng cá nuôi được rất ít trong khi nhu cầu của thị trường nội địa với cá trắm đen thương phẩm tương đối lớn.


Có thể bạn quan tâm

Triển vọng từ các giống mì mới Triển vọng từ các giống mì mới

Nhằm đưa các giống mì mới có năng suất cao vào thay thế các giống mì cũ để tăng thu nhập cho người dân, năm 2015, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã triển khai “Dự án ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng mì giống mới KM140 và KM419 tại 2 xã Lơ Ku và Đak Smar.

15/09/2015
Mở rộng mô hình trồng khoai lang Nhật Mở rộng mô hình trồng khoai lang Nhật

Trạm Khuyến nông Châu Phú (An Giang) phối hợp Trạm Bảo vệ thực vật huyện và Công ty Chang Woo Jin (Hàn Quốc) đang vận động nông dân trồng khoai lang Nhật.

15/09/2015
Quy trình kỹ thuật trồng ngô vụ đông trên đất 2 lúa (Phần 2) Quy trình kỹ thuật trồng ngô vụ đông trên đất 2 lúa (Phần 2)

Với cây ngô vụ đông, cần chú ý phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại sau đây: sâu xám, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh sọc lá, bệnh lùn sọc đen...

15/09/2015
Quy trình kỹ thuật trồng ngô vụ đông trên đất 2 lúa (Phần 1) Quy trình kỹ thuật trồng ngô vụ đông trên đất 2 lúa (Phần 1)

Quy trình kỹ thuật này được áp dụng cho khu vực Trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ, trên chân đất sản xuất 2 vụ lúa.

15/09/2015
Nông dân lại tự phát trồng gừng Nông dân lại tự phát trồng gừng

Vài năm trở lại đây, do thấy lợi nhuận khá hấp dẫn nên không ít hộ dân ở nhiều nơi trong tỉnh Hậu Giang đã tự phát trồng gừng. Tuy nhiên, đây là loại cây trồng không dễ mang lại hiệu quả kinh tế cao như người dân đã nghĩ.

15/09/2015