Kon Tum ngăn chặn kịp thời dịch lở mồm long móng ở đàn bò

Trước đó, tại thôn Đăk Led, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum, ngành chức năng tỉnh Kon Tum phát hiện đàn bò gồm 8 con của hai hộ gia đình ông Nguyễn Thanh Bình và A Wư mắc bệnh lở mồm long móng. Theo khai báo của hai hộ gia đình này, đàn bò được họ mua lại của bà Quách Thị Nhung về nuôi vỗ béo. Sau khi mua về được vài hôm, gia đình phát hiện đàn bò có những triệu chứng của bệnh lở mồm long móng nên đã báo cho cơ quan chức năng. Trong khi đó, bà Quách Thị Nhung cho biết, đàn bò gồm 12 con của bà được mua từ thị xã An Khê (Gia Lai) về để bán lại cho các hộ nuôi vỗ béo trên địa bàn thôn.
Sau khi phát hiện có hiện tượng lở mồm long móng, Trạm Thú y thành phố Kon Tum đã lập biên bản và yêu cầu các hộ gia đình trên giữ nguyên đàn bò để theo dõi và kiểm soát dịch. Nghiêm cấm việc mua bán, vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ. Cùng với đó, cán bộ thú y thành phố Kon Tum hướng dẫn các hộ gia đình trên phương pháp điều trị cũng tiêu độc khử trùng chuồng trại. Để tránh dịch lở mồm long móng lây lan, ngành chức năng tỉnh Kon Tum cũng tuyên truyền cho người dân các triệu chứng của bệnh lở mồm long móng để người dân theo dõi đàn gia súc của mình và có biện pháp phòng tránh kịp thời.
Để tránh dịch lở mồm long móng lây lan trên diện rộng, ông Hà Thanh Lâm cho biết, Trạm Thú y thành phố sẽ tiến hành rà soát lại tổng đàn gia súc, từ đó có những phương án triển khai công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là đàn gia súc được mua về từ các tỉnh thành khác. Đồng thời tiếp tục triển khai công tác tiêm phòng dịch lở mồm long móng đợt hai cho hơn 17.000 con trâu, bò trên địa bàn toàn tỉnh.
Đối với hai hộ trên, Trạm Thú y thành phố sẽ tiến hành kiểm tra cụ thể lại từ đó sẽ có căn cứ để tiến hành xử phạt hành chính đối với hành vi “mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm mà chưa có giấy phép”.
Có thể bạn quan tâm

Dưa gang Yubari King là giống dưa đắt đỏ của Nhật Bản được liệt vào một trong những loại thực vật quý có giá chát nhất thế giới.

9 tháng, gạo Việt xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh do nước này đang kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu gạo theo hình thức qua biên giới.

Theo phân tích của giới chuyên môn, mất 42 - 70 ngày để xuất chuồng 1 con gà nhưng người chăn nuôi ở Việt Nam chỉ lãi được khoảng 2.000 đồng.

Chưa bao giờ người tiêu dùng Việt lại dễ dàng lựa chọn những loại thực phẩm, nông sản có nguồn gốc từ nước ngoài cho bữa ăn gia đình mình như hiện nay.

Do sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam có chất lượng không cao, không có thương hiệu, nên thị trường xuất khẩu khá hạn chế, không ổn định, buộc phải phụ thuộc quá lớn vào thị trường dễ tính nhưng rất bấp bênh là Trung Quốc.