Cần Cải Thiện Nuôi Thủy Sản Ở Đông Nam Á

Người nuôi thủy sản ở Đông Nam Á ngại tìm nguồn thức ăn thay thế để nuôi thủy sản ngay cả khi giá bột cá vẫn đang tiếp tục tăng.
Trước đây, bột cá rất rẻ và phong phú nên được sử dụng rộng rãi trong nuôi thủy sản. Tuy nhiên, sản lượng bột cá ngày càng giảm nên cần tìm các thành phần khác thay thế để tiết kiệm chi phí và đáp ứng yêu cầu về sinh thái.
Lượng dự trữ bột cá thế giới giảm và hạn ngạch khai thác cá dùng làm bột cá ở các nước sản xuất chính như Peru đã đẩy giá bột cá lên mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, các nhà sản xuất thủy sản ở Đông Nam Á vẫn không muốn thay đổi thói quen cũ và thử các nguyên liệu mới như đậu nành để sản xuất bột cá.
Bên cạnh đó, ngành nuôi thủy sản ở Đông Nam Á cũng cần phải giải quyết một số vấn đề để cạnh tranh với sản lượng của Trung Quốc. So với Trung Quốc, ngành nuôi thủy sản ở Đông Nam Á nói chung vẫn khá yếu kém khi chuyển sang nuôi hải sản. Một trong những nguyên nhân bắt nguồn từ Indonesia - nơi chất lượng giống thấp, thiếu các phương thức nuôi phù hợp. Nuôi thủy sản ở khu vực này cần tập trung nhiều hơn vào cải tạo nguồn giống bố mẹ. Bên cạnh đó, bệnh dịch cũng là một vấn đề mà ngành nuôi thủy sản phải đối mặt. Do vậy, một chương trình quản lý tốt sức khỏe thủy sản nuôi trở nên rất cần thiết đối với khu vực.
Có thể bạn quan tâm

Theo “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững”, năm 2015 cả tỉnh phấn đấu trồng 19 ngàn ha ngô, sản lượng 90 ngàn tấn, tăng dần diện tích để đến năm 2020 đạt 20 ngàn ha, sản lượng 100 ngàn tấn. Đây là định hướng quan trọng làm cơ sở đẩy mạnh phát triển, nâng cao vai trò cây ngô trong sản xuất lương thực, tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp.

Xác định đậu phụng là cây hoa màu ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế cao nên huyện Nông Sơn khuyến khích bà con nông dân tăng cường thâm canh, mở rộng diện tích, đặc biệt là trên những diện tích đất lúa không thuận lợi nguồn nước tưới.

Canh tác nương rẫy vốn là tập quán sản xuất lâu đời của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Cùng với đó là tình trạng du canh du cư, phát rừng làm rẫy một cách tự phát đã làm cho tài nguyên rừng đứng trước nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng.

Tôn trọng tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng hợp tác xã kiểu mới, Nhà nước phải tăng cường hỗ trợ… là những gì ông Nguyễn Hữu Nguyên (thường gọi ba Nghiệp), “đại gia” nuôi cá tra ở xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang), đúc kết được sau nhiều chuyến học tập ở nước ngoài. Theo ông, nếu không thay đổi tư duy sản xuất, cá tra Việt Nam sẽ khó tồn tại và cạnh tranh với thế giới.

Không ai biết rõ con nghêu xuất hiện ở vùng biển Gò Công từ bao giờ, chỉ biết những năm trước đây, nhiều người đã khai thác và làm giàu từ nó. Chính vì nguồn lợi quá dồi dào nên nhiều người đã ví các sân nghêu như mỏ “vàng trắng”. Tuy nhiên, những năm gần đây, người nuôi nghêu lại đau đáu nỗi lo mỗi khi vào mùa thu hoạch; nhiều người mất ăn, mất ngủ, thậm chí bạc đầu vì nó.