Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh Doanh Thức Ăn Chăn Nuôi Thời Khủng Hoảng

Kinh Doanh Thức Ăn Chăn Nuôi Thời Khủng Hoảng
Ngày đăng: 25/07/2014

Kinh tế thời hưng thịnh, sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi (TACN) là nghề kiếm được “lãi khủng”. Nay, kinh tế khó khăn, ngành kinh doanh này phải chật vật, cạnh tranh với nhau bằng nhiều chiêu thức để tồn tại.

Cạnh tranh khốc liệt

Thời kinh tế hưng thịnh, những thương hiệu thức ăn nổi tiếng cho cá, gia súc, gia cầm được người chăn nuôi ưa chuộng, trước hết phải kể đến thức ăn của các nhãn hiệu Afiex, Cargill, Proconco, GreeFeed, Cỏ Mây, Việt Thắng…

Những thương hiệu này đua nhau mở rộng cửa hàng, đại lý để phục vụ người chăn nuôi. Mức tăng trưởng thị trường hàng năm đạt từ 15 – 20% cho các nhãn hiệu. Nay, kinh tế khó khăn, giá cá tra ở mức thấp, người nuôi cá tra liên tục thua lỗ; gia cầm bị dịch bệnh nên số lượng người nuôi ít, thị phần bị “teo tóp”, các công ty sản xuất và kinh doanh TACN đã giành giựt nhau “chiếc bánh” thị phần.

“Nếu trước đây, các doanh nghiệp sản xuất TACN lấy chiêu thức giá để cạnh tranh với nhau (ít chú ý đến chất lượng) thì nay, ngoài giá thấp, các công ty luôn phải chú ý đến vấn đề chất lượng, các chính sách hấp dẫn dành cho người chăn nuôi cũng như đại lý, hay nói khác hơn, sự cạnh tranh hiện nay rất khốc liệt; cạnh tranh ở phần cứng lẫn phần mềm” – đại diện bán hàng của một hãng TACN, cho biết.

An Giang có 4 doanh nghiệp chế biến TACN, gồm các công ty: TNHH Á Châu, Việt Thái, Afiex và Lương thực Thực phẩm An Giang.

Trong số này, chỉ thương hiệu TACN của Afiex là còn trụ vững trên thị trường, các đơn vị còn lại dần biến mất trên thị trường bởi sự cạnh tranh khốc liệt. “Có được điều này là do trong từng thời điểm cụ thể, chúng tôi đã dự báo, dự đoán thị trường tương đối chính xác, từ đó đưa ra những quyết sách phù hợp trong sản xuất và kinh doanh.

Chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với các viện, trường, cơ quan nghiên cứu để có được sự tư vấn, hỗ trợ kịp thời về mặt kỹ thuật, về những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với thị trường”- bà Lê Thị Mai Khanh, Phó Trưởng phòng Kinh doanh Xí nghiệp TACN Thủy sản (Công ty Afiex), cho biết.

Chất lượng là hàng đầu

Năm 2008, sản lượng nuôi cá tra ở ĐBSCL đạt mức 1,2 triệu tấn/năm, nay con số này đã giảm sút đáng kể. Sản lượng nuôi giảm, thị phần giảm nên việc cạnh tranh giữa các sản phẩm, các công ty để dành thị phần và khách hàng trở nên khốc liệt.

“Nông dân hiện nay rất thông minh, trình độ kỹ thuật và tay nghề trong chăn nuôi được nâng cao, vì vậy các hãng thức ăn không đơn thuần cạnh tranh nhau về giá và hình thức thanh toán (trả chậm), mà còn phải chú ý đến chất lượng.

Chu kỳ nuôi cá tra hiện nay chỉ có 6 tháng, cá lóc từ 4 – 5 tháng. Sau một chu kỳ nuôi mà hệ số thức ăn trên mức tăng trưởng của cá cao thì xem như không đạt. Nếu ở cá tra, ngày xưa hệ số thức ăn là 1.8 cho 1 kg cá tăng trọng thì nay con số này đã hạ xuống còn 1.7 hoặc 1.65.

Ngoài hệ số thức ăn, thịt cá nuôi có trắng, ít mỡ hay không, khi chế biến tỷ lệ thu hồi thịt tốt hay không… là những tiêu chí đánh giá cho chất lượng của một nhãn hiệu thức ăn. Vì vậy, các công ty chuyên sản xuất TACN phải chú trọng đến vấn đề chất lượng”– chị Nguyễn Thị Lài, chủ cửa hàng TACN ở huyện An Phú, cho biết.

“Nếu trước đây, các hãng TACN ghi tỷ lệ độ đạm trên bao bì là 40% nhưng thực chất, độ đạm trong viên thức ăn không đạt tới, điều này làm ảnh hưởng nhiều đến người chăn nuôi, tiêu tốn thức ăn nhiều mà cá không lớn thì nay tình trạng này đã giảm đáng kể và nông dân chúng tôi sẵn sàng “tẩy chay” đối với cách làm ăn chụp giựt của các công ty.

Trong việc lựa chọn thức ăn để chăn nuôi, gia đình tôi luôn tìm mua những sản phẩm được người sử dụng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao”- ông Nguyễn Văn Toàn, hộ chăn nuôi cá lóc ở TX. Tân Châu, nói

Để tồn tại và phát triển, các công ty chế biến TACN đã lấy khách hàng làm mục tiêu cho sự phát triển, kinh doanh từng bước đi vào chiều sâu, lấy sự thân thiết, quen biết, uy tín, chất lượng làm tiêu chí để phát triển thị trường lẫn thị phần.

Sự cạnh tranh giữa các nhãn hiệu từng bước đã lành mạnh hóa, người chăn nuôi hiện nay đã đích thực trở thành “thượng đế”. Tuy là giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế nhưng những công ty làm ăn có uy tín, chất lượng, đồng hành cùng người chăn nuôi như Afiex vẫn phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Hệ Thống Thiết Bị Nuôi Công Nghiệp Cá Hồi Hệ Thống Thiết Bị Nuôi Công Nghiệp Cá Hồi

Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã thiết kế chế tạo hoàn chỉnh hệ thống thiết bị nuôi công nghiệp cá hồi. Hệ thống được thiết kế theo nguyên lý sử dụng nước tuần hoàn, nuôi trong bể com-pô-dít với mật độ cao, sản lượng đạt từ 60 đến 70 kg/m3, có chế độ tự động cho thức ăn, các yếu tố môi trường được kiểm soát thường xuyên.

08/03/2014
Cá Dứa Đối Tượng Nuôi Hấp Dẫn Cho Vùng Nước Lợ Cá Dứa Đối Tượng Nuôi Hấp Dẫn Cho Vùng Nước Lợ

Trong chương trình chuyển đổi từ vùng đất trồng lúa sang nuôi thuỷ sản, Nhà Bè là một trong những đơn vị đi đầu về những mô hình chuyển đổi có hiệu quả kinh tế cao. Song, tình hình nuôi thuỷ sản gặp nhiều khó khăn như nuôi tôm sú bị thiệt hại nặng nề vì dịch bệnh.

08/03/2014
Tháng 2/2014, Tổng Sản Lượng Thủy Sản Ước Đạt 369,5 Nghìn Tấn, Tăng 4% Tháng 2/2014, Tổng Sản Lượng Thủy Sản Ước Đạt 369,5 Nghìn Tấn, Tăng 4%

Theo Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản tháng 2/2014 ước đạt 369,5 nghìn tấn (tăng 4% so với cùng kỳ 2013), trong đó sản lượng khai thác đạt 228,5 nghìn tấn (tăng 7,6%), sản lượng nuôi trồng đạt 141 nghìn tấn (đạt xấp xỉ so với cùng kỳ năm 2013)

10/03/2014
Chiêm Hóa (Tuyên Quang) Phát Triển Thủy Sản Chiêm Hóa (Tuyên Quang) Phát Triển Thủy Sản

Trong những năm gần đây, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã có nhiều chính sách đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm khai thác, sử dụng tốt tiềm năng, mặt nước, lao động và áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong nuôi trồng thủy sản.

10/03/2014
Bình Thuận Nuôi Cá Bớp Trên Biển Bình Thuận Nuôi Cá Bớp Trên Biển

Chúng tôi theo chiếc xuồng máy chở thức ăn, thăm các bè cá bớp ở bãi trước Mũi Né (Phan Thiết - Bình Thuận). Nước biển xanh trong và có phần ít sóng, và có lẽ chưa đến giờ cho cá ăn nên những người nuôi cá bè có phần thong thả. Một vài người thay vì ngồi trong các nhà lều nổi, ra đứng trên bè cá nhìn vào bờ.

10/03/2014