Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Bước Đầu Từ Việc Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuôi Trên Đất Nhiễm Mặn Ở Nga Sơn

Hiệu Quả Bước Đầu Từ Việc Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuôi Trên Đất Nhiễm Mặn Ở Nga Sơn
Ngày đăng: 01/08/2014

Tại các xã vùng biển của huyện Nga Sơn, hiện tượng nước mặn xâm nhập thường xuyên diễn ra nên một số diện tích cói ở các xã: Nga Tân, Nga Thủy, Nga Tiến trong đê Ngự Hàm 3 và ở triền sông Lèn; đất ngoài đê xã Nga Điền ảnh hưởng của đắp đập tạm sông Càn nên thiếu nước tưới, khó khăn cho sản xuất, năng suất không cao, diện tích đất bị hoang hóa có nguy cơ mở rộng...

Nhiều diện tích cói đã được đầu tư cải tạo những năm trước, gần đây có nguy cơ tái hoang trở lại. Trong bối cảnh đó, huyện lại luôn tồn đọng hàng nghìn tấn cói nguyên liệu, khó tìm đầu ra. Người trồng cói Nga Sơn từng “lao đao” khi thị trường xuất khẩu cói Trung Quốc dần đóng cửa.

Việc canh tác cói trên đất nhiễm mặn ở các xã ven biển Nga Sơn trong những năm gần đây ngày càng xuất hiện nhiều sâu bệnh, hiệu quả kinh tế thấp.

Để khắc phục tình trạng trên, ngày 17-4-2013, UBND huyện Nga Sơn đã ban hành Quyết định số 25 về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khắc phục tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả. Huyện coi đây là nhiệm vụ chính trị, chỉ đạo các đơn vị, các xã thực hiện nghiêm túc; đồng thời, thành lập ban chỉ đạo cấp huyện về vấn đề này để thường xuyên kiểm tra, theo dõi, chỉ đạo khắc phục các vấn đề phát sinh...

Ngay từ những ngày đầu triển khai, huyện đã khảo sát và quyết định chuyển đổi 175,08 ha đất cói ở các xã ven biển sang canh tác các giống lúa có khả năng chịu mặn, như: VT404, C.Ưu đa hệ số 1...

Thống kê từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nga Sơn: Vụ mùa năm 2013, toàn huyện đã chuyển đổi 59,58 ha đất trồng cói sang trồng lúa, trong đó Nga  Điền 10,65 ha, Nga Phú 25,27 ha, Nga Thái 23,66 ha. Vụ xuân năm 2014, huyện tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi được 115,5 ha, trong đó: xã Nga Điền 30 ha, Nga Thái 10 ha, Nga Tiến 75,5 ha. 

Để tạo sự đồng thuận cao của các hộ dân, huyện hỗ trợ 70% kinh phí làm đất cải tạo đất cói chuyển sang đất cấy lúa, tương đương 6,3 triệu đồng/ha, tổng số tiền hỗ trợ hơn 1,1 tỷ đồng.

Từ cách làm trên, vụ mùa 2013, diện tích lúa được chuyển đổi từ đất trồng cói đạt năng suất 55 tạ/ha. Vụ xuân năm 2014,  năng suất lúa tiếp tục được nâng lên 65 tạ/ha, riêng xã Nga Tiến bố trí bằng giống lúa C.Ưu đa hệ số 1, năng suất đạt khoảng  70 tạ/ha.

46 ha đất nhiễm mặn trồng cói tại Nga Tân (35 ha), Nga Tiến (5 ha), Nga Thủy (6 ha) cũng đã được nhân dân các xã đầu tư, chuyển sang trang trại tổng hợp kết hợp với nuôi trồng thủy sản.

Các trang trại này đã cho thu hoạch, đồng thời mang lại kỳ vọng tạo ra sự đột phá đáng kể trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất nhiễm mặn của Nga Sơn.

Các cơ chế hỗ trợ kịp thời, thiết thực của huyện từ chương trình cải tạo đất nhiễm mặn vẫn đang tạo được “hiệu ứng” tốt từ cơ sở.

Với số tiền đã hỗ trợ, xã Nga Tiến đã hoàn thành 90% khối lượng xây lắp các công trình phục vụ sản xuất, như: 6 cống điều tiết tưới tiêu, nạo vét 4 tuyến kênh tiêu gồm kênh Mậu Đức, Xuân Mai, Phú Sơn, Tiến Thành; hỗ trợ cải tạo đất từ trồng cói sang trồng lúa 75,5 ha, với mức 6,3 triệu đồng/ha...

Huyện cũng đã cấp  138 ống cống cho UBND xã Nga Tiến tổ chức lắp đặt tại các bờ vùng để lấy nước; hỗ trợ 100% giống lúa C.Ưu đa hệ số 1 cho nông dân với số lượng 2.861 kg.

Tại xã Nga Tân, huyện cũng đã đầu tư nạo vét 3 tuyến kênh tiêu gồm: kênh Thủy Sản, kênh Trục T3, kênh chân đê Ngự Hàm 2 và lắp đặt 4 cống tiêu, 7 cống tưới để nhân dân an tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp từ vùng đất nhiễm mặn.

Thời gian tới, huyện tiếp tục giao Trạm Khuyến nông Nga Sơn tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật thâm canh lúa cho nhân dân các xã chuyển đổi từ trồng cói sang cấy lúa.


Có thể bạn quan tâm

Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cá Lóc Mùa Lũ Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cá Lóc Mùa Lũ

Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang thu được nhiều kết quả khả quan và được bà con nông dân vùng lũ nhân rộng. Mô hình này không cần diện tích rộng, người nuôi tận dụng thức ăn sẵn có trong mùa lũ, chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao. Đặc biệt, mô hình đã giải quyết công ăn việc làm lúc nông nhàn cho bà con vùng lũ.

24/10/2012
Dự Án Nhỏ Hiệu Quả Kinh Tế Lớn Dự Án Nhỏ Hiệu Quả Kinh Tế Lớn

Đó là Dự án “Hỗ trợ nâng cao chất lượng phát triển sản xuất lợn giống” tại xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, do Phòng NN – PTNT huyện triển khai từ năm 2009; giúp gần 200 hộ có con giống, kinh nghiệm nuôi lợn nái để bán giống cũng như phục vụ nhu cầu nuôi lợn thịt của gia đình. Đã có rất nhiều hộ thoát đói nghèo từ Dự án ý nghĩa này.

31/07/2013
Nuôi Gà Sao – Triển Vọng Kinh Tế Hàng Hóa Nông Hộ Ở Hà Tĩnh Nuôi Gà Sao – Triển Vọng Kinh Tế Hàng Hóa Nông Hộ Ở Hà Tĩnh

Gà sao là đối tượng vật nuôi mới với ý tưởng chuyển đổi cơ cấu vật nuôi có giá trị thu nhập cao cho nông hộ nhằm thay thế dần những vật nuôi thu nhập thấp không ổn định và thường xuyên bị rủi ro dịch bệnh, giá đầu ra bấp bênh. Với mục đính đó, được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp –PTNT; Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh xây dựng thành công mô hình gà sao tại xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên) và Đức Lạng (Đức Thọ) đạt hiệu quả cao.

28/10/2012
Cần Nâng Cao Hiệu Quả Khai Thác Ao Nuôi Thủy Sản Nước Lợ Cần Nâng Cao Hiệu Quả Khai Thác Ao Nuôi Thủy Sản Nước Lợ

Mặc dù đang ở chính vụ nhưng nhiều ao nuôi thủy sản nước lợ vẫn chưa được nông dân cải tạo, thả giống do điều kiện nuôi không thuận lợi. Lựa chọn con giống và kỹ thuật thả nuôi phù hợp là biện pháp cần thiết để nông dân có thể tận dụng những diện tích ao “bỏ hoang”, nâng cao hiệu quả kinh tế.

22/06/2013
Ồ Ạt Chạy Theo Cam Sành Ồ Ạt Chạy Theo Cam Sành

Sau khi trái cam sành vụ nghịch leo lên mức giá trên 30.000 đồng/kg thì ngay lập tức nhiều nhà vườn ở các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh đã đổ xô trồng cam sành. Và hậu quả như thế nào thì chưa thể đoán được, nhưng thực trạng hiện nay giá cam sành đã tuột thẳng dốc và chỉ còn 7.000 - 8.000 đồng/kg.

30/10/2012