Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kiên Giang khắc phục tình trạng tôm chết

Kiên Giang khắc phục tình trạng tôm chết
Ngày đăng: 02/05/2015

Để giảm thiệt hại cho nông dân, huyện An Minh nạo vét những kênh mương bị bồi lắng đáp ứng nhu cầu nguồn nước nuôi tôm, đồng thời phân công cán bộ thủy sản theo dõi, kiểm soát chặt chẽ các vùng tôm nuôi bị dịch bệnh và chết, khống chế không để lây lan, lấy mẫu xét nghiệm xác định bệnh của tôm, hướng dẫn nông dân phòng trị.

Lo ngại tôm bị bệnh và chết, nhiều nông dân thu hoạch sớm khi tôm đang giai đoạn tăng trọng, chưa đạt kích cỡ, vừa không đạt năng suất, vừa bán giá thấp. Tính đến cuối tháng 4, huyện An Minh đã thu hoạch hơn 20.000 ha tôm nuôi, năng suất bình quân 160 kg/ha. Bất lợi cho người nuôi tôm là giá tôm sú loại 30 con/kg hiện nay chỉ ở mức 180.000 - 190.000 đồng/kg, giảm hơn 30.000 đồng/kg so với đầu tháng 4.

Trước tình hình trên, ngành chức năng huyện hướng dẫn nông dân cải tạo ao đầm, xử lý mầm bệnh, nạo vét kênh mương nội đồng, chọn con giống chất lượng tốt thả nuôi lại trên diện tích bị thiệt hại và đến nay cơ bản khắc phục xong. Bên cạnh đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cũng tập trung xử lý diện tích tôm nuôi đang có nguy cơ phát sinh dịch bệnh, đồng thời theo dõi, kiểm soát chặt chẽ các vùng nuôi khác để kịp thời ứng phó, ngăn chặn, dập tắt dịch bệnh.

Ngoài ra, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện còn tổ chức tập huấn cho nông dân về phòng trị bệnh trên tôm nuôi, nhất là giúp bà con có kiến thức, hiểu biết về quản lý, kỹ thuật chăm sóc sức khỏe đàn tôm, ngăn ngừa, khắc phục các yếu tố môi trường bất lợi tác động đến nuôi tôm nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại.

Ông Lê Văn Khanh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Minh cho biết, trong những ngày qua, thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch quá lớn, mực nước dưới sông thấp, chất lượng nước kém đang gây bất lợi cho tôm nuôi.

Nhiều vùng thiếu nước bơm vào ao đầm, xuất hiện một số cơn mưa nhỏ không đủ lượng nước giải nhiệt và giảm độ mặn nhưng lại gây biến động môi trường, nguồn nước nuôi tôm. Hệ lụy là có khoảng 1.340 ha tôm nuôi trên địa bàn huyện đang bị ảnh hưởng, tôm có biểu hiện suy giảm sức khỏe, bị bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Quảng Ngãi Thu Tiền Tỷ Từ Quảng Ngãi Thu Tiền Tỷ Từ "Vàng Trắng"

100 gram có giá đến 3 triệu đồng, nên yến sào được mệnh danh như “vàng trắng”. Nuôi yến mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, nhưng không phải ai cũng thành công. Có người đầu tư cả tỷ bạc, nhưng đành trắng tay khi loài chim “khó tính” này không chịu đến ở.

29/08/2014
Khai Giảng Lớp Tập Huấn Canh Tác Giống Lúa Chịu Mặn Theo Hướng VietGAP Khai Giảng Lớp Tập Huấn Canh Tác Giống Lúa Chịu Mặn Theo Hướng VietGAP

Thực hiện Dự án thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học tại tỉnh Bạc Liêu (Dự án GIZ). Ngày 23/8/2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (TTKN-KN) phối hợp cùng Ban quản lý Dự án GIZ tổ chức khai giảng 2 lớp tập huấn “Kỹ thuật canh tác giống lúa chịu mặn theo hướng VietGAP” tại vùng tôm - lúa của 2 xã Phong Thạnh và Phong Thạnh A, huyện Giá Rai.

05/09/2014
Nuôi Thành Công Giống Vịt Triết Giang Nuôi Thành Công Giống Vịt Triết Giang

Vịt thích hợp với nhiều phương thức nuôi khác nhau, có thể nuôi trên khô không cần nước bơi lội (nhốt trong chuồng, nuôi trên vườn cây), nuôi nhốt kết hợp với nuôi cá (cá - vịt) hoặc nuôi thả đồng có khoanh vùng kiểm soát. Là giống vịt chuyên trứng có năng suất cao nhất so với các giống vịt hiện có của Việt Nam.

05/09/2014
Khuyến Ngư Bạc Liêu Tổng Kết Mô Hình Sản Xuất Lúa - Màu Khuyến Ngư Bạc Liêu Tổng Kết Mô Hình Sản Xuất Lúa - Màu

Ngày 29/11/2013, tại ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu (Trung tâm) kết hợp với Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học (GIZ) tỉnh Bạc Liêu (Dự án GIZ Bạc Liêu) đã tổ chức tổng kết lớp tập huấn canh tác dưa hấu trong khuôn khổ lớp tập huấn lúa - màu (lúa - dưa hấu).

05/09/2014
Trồng Dừa Trên Đất Mặn Trồng Dừa Trên Đất Mặn

Thăm vườn dừa xiêm lùn tươi tốt rộng gần 1 hécta của ông Trần Văn Nhẫn, ấp 2, xã Long Thọ (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) bắt đầu cho thu hoạch, nhiều người không khỏi trầm trồ khen ngợi vì đây vốn là vùng đất ngập mặn bị bỏ hoang do canh tác không hiệu quả. Trong vườn có ao nuôi cá, có nhà thủy tạ nghỉ mát.

29/08/2014