Khuyến Khích Nông Dân Trữ Lúa Giống Theo Kỹ Thuật Mới

Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khuyến khích nông dân trong vùng áp dụng phương pháp sử dụng túi yếm khí để trữ lúa giống, vì bảo đảm chất lượng, tỷ lệ nảy mầm cao. Cách bảo quản rất đơn giản: Sau khi thu hoạch lúa, phơi sấy khô đúng thời gian, nông dân nên dùng túi nhựa PE (còn gọi là túi ni lông yếm khí) có kích cỡ bằng các bao phân bón (loại 50 kg, đang được bán phổ biến trên thị trường) để đựng lúa giống.
Qua thực nghiệm tại Viện lúa ĐBSCL và trong hàng trăm hộ nông dân tại Cần Thơ cho thấy: sau thời gian trữ 9 tháng, hạt lúa giống vẫn còn nguyên màu như lúc mới thu hoạch, sâu mọt trong túi nhựa PE giảm gần như không còn, chỉ có vài con sâu hoặc mọt trong 1kg hạt giống. Hạt nảy mầm trên 90%, mầm khỏe, mọc nhanh, tăng trưởng đồng đều (trữ lúa giống trong các bao đựng phân bón, lu, khạp... như trước đây thì số sâu mọt có trên 700 con/1kg hạt giống).
Được như vậy là nhờ miệng bao PE trữ lúa giống được cột chặt, hạn chế đến mức thấp nhất sự trao đổi không khí trong và ngoài túi làm cho độ ẩm hạt lúa đựng trong đó không thay đổi, trong khi đó độ ẩm trong bao (đựng phân bón) mà nông dân sử dụng lâu nay để trữ lúa giống tăng 30% sau 6 tháng mùa mưa. Ngoài ra, lúa đựng trong bao PE vẫn "hô hấp" bình thường, nhưng lượng oxy giảm dần đến mức cạn kiệt (có tác dụng làm côn trùng không sống được) và lượng khí CO2 càng gia tăng do hạt giống phóng thích năng lượng (giúp hạn chế sự phát triển các loài nấm mốc gây hại hạt giống).
Thành công này giúp nông dân có thể bảo quản lúa giống vụ đông xuân để sử dụng cho vụ hè thu và các vụ khác trong năm, vì lúa giống vụ đông xuân có chất lượng tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm

Được biết, giống bơ boot 7 ra hoa vào tháng 1 đến tháng 3 hằng năm và cho thu hoạch vào tháng 10 đến tháng 12. Ưu điểm của loại bơ này là quả to và đều, trung bình khoảng 3-5 quả/kg, ruột vàng, giá trị dinh dưỡng cao. Vỏ bơ dày nên thuận lợi cho vận chuyển, bảo quản sản phẩm. Hơn nữa, trồng bơ boot 7 tương đối nhàn, không tốn nhiều công chăm sóc. Bình quân mỗi cây có thể cho từ 200-250 kg quả, với giá thị trường hiện tại là 55.000 đồng/kg.

Với gần 482 tổ, hợp tác xã hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên, kích thích nền kinh tế tập thể phát triển mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa ngành, nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.

Hiện các hộ dân tích cực vệ sinh vườn thanh long sạch, thông thoáng, tỉa bỏ và tiêu hủy triệt để mầm bệnh bằng cách thu gom các bộ phận cây, quả bị nhiễm bệnh đem chôn sâu hoặc dồn đống sau đó rắc vôi và tủ bạt, không để các tác nhân gây bệnh phân tán trong không khí. Qua thực hiện chiến dịch giúp nông nhận thức rõ hơn về bệnh đốm trắng và tích cực phòng trị theo phương pháp tổng hợp IPM.

Cuộc họp triển khai công tác phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất vụ đông xuân 2014-2015 khu vực Trung bộ tổ chức tại TP.Phan Thiết mới đây xoay quanh 2 nội dung. Đó là phản ánh tình trạng thiếu nước tại các công trình thủy lợi trên toàn miền Trung trong diễn biến của hiện tượng El Nino và đốc thúc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng cạn.

Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Đồng Tháp có lợi thế về sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã hình thành các vùng nông nghiệp chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm gần đây, bên cạnh việc phát triển nông nghiệp theo hướng sạch, an toàn, chính quyền các địa phương và nông dân cũng đã năng động tìm kiếm thị trường tiêu thụ, hình thành được chuỗi khép kín thông qua mối liên kết “4 nhà”.