Thuận Hà, Hiệu Quả Cao Từ Cây Bơ Trái Vụ

Năm 2009, ông Phạm Nga Chính ở thôn 4, xã Thuận Hà (Đắk Song) đã trồng 160 cây bơ trái vụ (bơ booth 7) với mục đích để chắn gió cho cà phê. Đến nay, số bơ đã trồng đang thu hoạch vụ thứ hai, ông thu về trên 700 triệu đồng.
Ông Chính cho biết: “Trồng bơ trái vụ vừa chắn được gió cho cà phê, vừa cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3-4 lần so với bơ chính vụ mà chi phí, công chăm sóc lại ít”.
Được biết, giống bơ boot 7 ra hoa vào tháng 1 đến tháng 3 hằng năm và cho thu hoạch vào tháng 10 đến tháng 12. Ưu điểm của loại bơ này là quả to và đều, trung bình khoảng 3-5 quả/kg, ruột vàng, giá trị dinh dưỡng cao. Vỏ bơ dày nên thuận lợi cho vận chuyển, bảo quản sản phẩm. Hơn nữa, trồng bơ boot 7 tương đối nhàn, không tốn nhiều công chăm sóc. Bình quân mỗi cây có thể cho từ 200-250 kg quả, với giá thị trường hiện tại là 55.000 đồng/kg.
Nhận thấy mô hình trồng bơ trái vụ của gia đình ông Chính mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều hộ dân trong và ngoài xã đã đến tham quan, học tập. Đến nay, đã có nhiều hộ nông dân đưa cây bơ boot 7 vào canh tác như: Gia đình ông Đồng Xuân Toán ở thôn 6 trồng hơn 100 cây; gia đình ông Trần Văn Được ở thôn 3, trồng gần 200 cây.
Theo ông Hoàng Trung Kiên, Trưởng trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện, thì: “Đây là mô hình tự phát, nhưng thực tế cho thấy, bơ boot 7 là loại cây dễ trồng, cho năng suất, chất lượng cao, đầu ra ổn định, hứa hẹn sẽ giúp nhiều gia đình trong huyện vươn lên làm giàu”.
Nguồn bài viết: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/thuan-ha-hieu-qua-cao-tu-cay-bo-trai-vu-35726.html
Có thể bạn quan tâm

Ở ấp Bắc 3, xã Hòa Long (TP.Bà Rịa) ông Nguyễn Huỳnh Kiến là người đầu tiên dám đầu tư, phát triển kinh tế vườn - ao - chuồng (VAC) ở vùng đất trũng bỏ hoang, mang lại hiệu quả kinh tế, giúp gia đình ông ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu.

Sáng ngày 23/10/2012, Trạm Khuyến nông Cần Giờ thuộc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM tổ chức hội thảo đầu bờ “Mô hình nuôi cua thương phẩm bằng giống nhân tạo” tại Ấp An Phước, xã Tam Thôn Hiệp, TP. HCM.

Nhằm giúp nông dân vùng sâu, vùng xa cải thiện đời sống, thoát nghèo, Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Tuy Phong triển khai mô hình nuôi gà tàu vàng cho bà con ở xã Phong Phú.

Vượt qua một số tồn tại, khó khăn ban đầu về quá trình chuẩn bị, NĐ36 đã tạo chuyển biến, đặc biệt chấn chỉnh từ vùng nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm cá tra.

Huyện Thới Bình có diện tích nuôi tôm gần 45.000 ha, trong 6 tháng đầu năm 2011, sản lượng thu hoạch đạt trên 6.000 tấn. Đây là con số rất ấn tượng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn ngay từ đầu vụ với nắng nóng bất thường, nhưng do áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng tăng khá cao