Không Nên Mở Rộng Diện Tích Thanh Long

Ngày 15/3, tại Hội nghị sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo đồng bằng Sông Cửu Long, Thủ tướng Chính phủ đề cập 2 vấn đề: Tạm trữ 1 triệu tấn gạo và gấp rút giảm diện tích lúa năng suất thấp, trồng các loại cây khác có thị trường. Với người Bình Thuận, những người từ lâu mang suy nghĩ: Chỉ cần vài lần trúng thanh long, cơ hội đổi đời sẽ tới, thì tin trên là tin vui vì họ có thể mở rộng diện tích, làm giàu từ giống cây có tên “rồng xanh” này.
Nó góp phần lý giải vì sao từ đầu năm 2013, khi tỉnh thực hiện Nghị định 42/2012/ND-CP về bảo vệ đất lúa, người dân các nơi vẫn lén chuyển đất lúa sang thanh long. Song trong tình hình hiện nay, khi mà 35 tỉnh, thành trong nước trồng thanh long và ở Trung Quốc, chỉ riêng diện tích thanh long của Quảng Đông và Quảng Tây thôi đã khoảng 20.000 ha, tương đương với diện tích thanh long Bình Thuận thì chuyện mở rộng diện tích thanh long là đáng quan ngại.
Thế nhưng, do tâm lý và do nhiều người đang tự “ru ngủ” mình: “Thanh long các nước không bằng thanh long Việt Nam và trong thanh long Việt Nam, không đâu bằng thanh long Bình Thuận”, nên có thể họ sẽ không ngại ngần gì trong chuyện mở rộng diện tích.
Thực tế, các nước châu Á đã đạt được nhiều thành tựu trong kỹ thuật thâm canh thanh long. Bằng chứng, mới đây cán bộ của Viện Cây ăn quả miền Nam khi sang Đài Loan làm việc, đã bất ngờ trước cảnh cây thanh long của xứ sở này ra hoa, cho trái ngay trong mùa lạnh.
Các chuyên gia khẳng định: Trung Quốc sớm muộn cũng sẽ biết kỹ thuật trên. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ thanh long chính của Bình Thuận, nhưng thị trường này đang có nguy cơ dội hàng hoặc lượng tiêu thụ sẽ thấp lại trong một số năm tới vì nước này đang phát triển mạnh thanh long. Lúc này, nông dân Bình Thuận cần tỉnh táo, chớ thấy cho giảm diện tích đất lúa mà trồng thanh long một cách ồ ạt.
Có thể bạn quan tâm

Theo phân tích từ Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long, giá thủy sản nguyên liệu đang sụt giảm, gây khó khăn cho người nuôi do không đủ chi phí cho sản xuất.

Với những ưu điểm vượt trội như: hàm lượng dinh dưỡng cao, giá bán cạnh tranh, phù hợp với khẩu vị nhiều người tiêu dùng... nên con cá tra Việt Nam được các nhà nhập khẩu quốc tế nhận định là "loại thực phẩm tuyệt vời".

Hiện, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có gần 240 cơ sở nuôi cá sấu với tổng đàn hơn 109 ngàn con, chủ yếu các hộ nuôi loại cá sấu Xiêm và phần lớn tập trung nuôi ở khu vực gần sông, hồ... Đằng sau sự phát triển “nóng” nuôi loại cá hung dữ này với mục đích làm thương phẩm, còn tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại.

Theo tin từ Chi cục Thú y (Sở NN&PTNT), trước tình hình tôm nuôi tại Móng Cái (Quảng Ninh) có hiện tượng chết rải rác, ngày 20-5, chi cục đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Phòng Kinh tế TP Móng Cái tiến hành thu 14 mẫu tại Hải Hòa và Vạn Ninh để xét nghiệm dịch bệnh.

Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang) đang phối hợp với Trung tâm Tư vấn thiết kế và Chuyển giao công nghệ thủy sản (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) lựa chọn, cung ứng 1,5 tấn cá bố mẹ đạt tiêu chuẩn nhân giống cho 12 cơ sở sản xuất cá giống ở các huyện: Lạng Giang, Việt Yên, Tân Yên, Hiệp Hòa và TP Bắc Giang.