Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không Để Phụ Thuộc Thị Trường Trung Quốc

Không Để Phụ Thuộc Thị Trường Trung Quốc
Ngày đăng: 30/06/2014

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn, liên tiếp hai tháng 5 và 6/2014, sự trao đổi một số loại nông sản hàng hóa giữa hai nước Việt - Trung giảm mạnh, không ổn định.

Bộ NN-PTNT vừa nhận được thông tin, phía Trung Quốc đang muốn tăng cường giám sát hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Thậm chí từ nay đến hết năm, một số cửa khẩu có thể phải đóng cửa một thời gian để họ chấn chỉnh lại các quy định.

Bộ NN-PTNT đã và đang tích cực chỉ đạo rà soát, tái cơ cấu lại thị trường xuất khẩu nông sản để mở cửa thị trường, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, nhất là giảm dần sự phụ thuộc nông sản xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn cũng cho hay, hiện đầu ra một số nông sản của Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc như lúa gạo và cao su (xuất sang Trung Quốc chiếm 40% tổng số lượng xuất khẩu hai mặt hàng này). Đặc biệt, với một số mặt hàng như thanh long, bột sắn, Trung Quốc chiếm tới 80-90% thị phần xuất khẩu.

Trước vấn đề này, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát các thị trường và phối hợp với các bộ, ngành liên quan làm việc với các nước để mở cửa thị trường. Nhiều thị trường tiềm năng đang được xúc tiến thương mại như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Argentina...

Còn ở trong nước, Bộ NN-PTNT đã làm việc với các hiệp hội, doanh nghiệp để làm rõ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

Đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng cố gắng cao nhất để hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh và đẩy mạnh sản xuất. Đối với sản xuất, rà soát và thông tin cho các địa phương, nhân dân về tình hình thị trường thị trường để có sự điều chỉnh phù hợp quy mô sản xuất.

Không có chuyện "đi đêm" trong XK gạo sang Philippines

Xung quanh thông tin Vinafood 2 “đi đêm” với một số quan chức của Philippine để thắng thầu bán hơn 800.000 tấn gạo, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết, Bộ chưa nhận được phản hồi hay thông tin chính thức về sự việc trên từ Philippines.

Tuy nhiên, ngay khi xuất hiện thông tin trên phương tiện truyền thông, ông đã có cuộc gặp trực tiếp với ông Huỳnh Thế Năng - Tổng giám đốc Vinafood 2 và bà Trần Thị Thanh Tâm - Tổng giám đốc Vinafood 1, cũng là hai người trực tiếp sang Philippines dự phiên đấu thấu để làm rõ vụ việc. Tại buổi làm việc, hai vị Tổng giám đốc khẳng định không có chuyện “đi đêm”, không có chuyện hối lộ quan chức Philippines".


Có thể bạn quan tâm

Cấp thiết tái cơ cấu ngành muối Cấp thiết tái cơ cấu ngành muối

Giá muối thấp, tiêu thụ không ổn định, đời sống của diêm nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Để kịp thời tháo gỡ cho ngành muối phát triển, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đã công bố Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành muối theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

25/06/2015
Tại sao chân gà, mề gà… cũng phải nhập? Tại sao chân gà, mề gà… cũng phải nhập?

Chỉ trong một năm, Việt Nam phải bỏ ra trên 5 tỉ USD để nhập khẩuthịt và nguyên liệu để sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản.

25/06/2015
Miễn phí kiểm dịch vải tươi xuất khẩu qua đường hàng không Miễn phí kiểm dịch vải tươi xuất khẩu qua đường hàng không

Ngày 23/6, ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) ký văn bản, yêu cầu hệ thống kiểm dịch thực vật (KDTV) miễn thu phí KDTV với những lô quả vải tươi xuất khẩu qua đường hàng không.

25/06/2015
Gỡ khó tạm thời cho gạo Việt Nam Gỡ khó tạm thời cho gạo Việt Nam

Theo VFA , trong tình hình khó khăn hiện nay, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và Hiệp hội đã nỗ lực nhằm tìm kiếm thị trường, tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gạo.

25/06/2015
Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản tiếp tục giảm sâu Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản tiếp tục giảm sâu

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo trong quý 3 và 4 năm 2015, nhu cầu nhập khẩu (NK) tôm ở Nhật Bản từ các nhà cung cấp trên thế giới có thể không cải thiện nhiều do nền kinh tế này vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn.

25/06/2015